Báo cáo thường niên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) về tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2021 vừa được công bố vào ngày Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc tại Glasgow, Scotland.Bao cáo nêu rõ mực nước biển trung bình đã tăng từ 2,1 mm trong giai đoạn 1993 - 2000 lên 4,4 mm mỗi năm trong giai đoạn 2013 - 2021, phần lớn do các sông băng và tảng băng tan chảy.Đặc biệt 2021 có khả năng là năm tiếp theo trong 7 năm liên tiếp nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất. Dù năm nay nhiệt độ đã giảm hơn so với những năm gần đây do hiện tượng “La Nina” ở Thái Bình Dương nhưng vẫn cao hơn 1,09 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.Giáo sư Stephen Belcher - nhà khoa học hàng đầu tại Văn phòng Khí tượng Anh cho biết số liệu tính đến nay của năm 2021 cho thấy xu hướng nhiệt độ vẫn tăng, với mức trung bình trong 20 năm tăng hơn 1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.Dù kể từ năm 2015, các quốc gia đã ký kết Hiệp định Paris nhằm hạn chế mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C hoặc thấp hơn 2 độ C để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, nhưng 7 năm qua là thời kỳ nóng nhất theo các số liệu lưu trữ từ năm 1850.Theo tổng thư ký WMO Petteri Taalas, hiện nay các hiện tượng khí hậu cực đoan đã trở thành “bình thường mới”, với nhiều bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra.Ông Petteri Taalas cũng cảnh báo với tốc độ gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển hiện nay, nhiệt độ vào cuối thế kỷ này sẽ vượt xa mức đề ra theo Hiệp định Paris.Tại hội nghị COP26, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thương thảo những biện pháp với hy vọng có thể khống chế nhiệt độ bề mặt Trái đất chỉ tăng trong phạm vi 1,5 độ C trong những năm tới.Tuy nhiên, việc phá vỡ mức giới hạn đó không phải là điều khiến cộng đồng khoa học gia lo lắng, mà mấu chốt chính là các điểm tới hạn về khí hậu.Điểm tới hạn là ranh giới nếu chúng ta vượt qua mọi thứ sẽ sụp đổ mà không gì có thể ngăn cản. Nếu nhiệt độ bề mặt địa cầu tăng đến mức làm tan chảy các thềm băng của Greenland và Tây Nam Cực, mực nước của các đại dương sẽ dâng cao hơn 12 m.Nếu bứt phá điểm tới hạn, rừng nhiệt đới Amazon, nơi hấp thu ô nhiễm carbon của trái đất, có thể biến thành thảo nguyên trơ trụi. Hoặc khu vực băng tầng vĩnh cửu, đa số ở Siberia và đang cầm giữ khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao gấp đôi so với lượng khí đã hiện diện trong khí quyển, có thể sẽ phóng thích chúng quay lại không khí.Trong đa số trường hợp, việc đảo ngược những thay đổi này nằm ngoài khả năng của nhiều thế hệ nhân loại, và có thể mất cả thiên niên kỷ nỗ lực không ngừng.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Báo cáo thường niên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) về tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2021 vừa được công bố vào ngày Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc tại Glasgow, Scotland.
Bao cáo nêu rõ mực nước biển trung bình đã tăng từ 2,1 mm trong giai đoạn 1993 - 2000 lên 4,4 mm mỗi năm trong giai đoạn 2013 - 2021, phần lớn do các sông băng và tảng băng tan chảy.
Đặc biệt 2021 có khả năng là năm tiếp theo trong 7 năm liên tiếp nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất. Dù năm nay nhiệt độ đã giảm hơn so với những năm gần đây do hiện tượng “La Nina” ở Thái Bình Dương nhưng vẫn cao hơn 1,09 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Giáo sư Stephen Belcher - nhà khoa học hàng đầu tại Văn phòng Khí tượng Anh cho biết số liệu tính đến nay của năm 2021 cho thấy xu hướng nhiệt độ vẫn tăng, với mức trung bình trong 20 năm tăng hơn 1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Dù kể từ năm 2015, các quốc gia đã ký kết Hiệp định Paris nhằm hạn chế mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C hoặc thấp hơn 2 độ C để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, nhưng 7 năm qua là thời kỳ nóng nhất theo các số liệu lưu trữ từ năm 1850.
Theo tổng thư ký WMO Petteri Taalas, hiện nay các hiện tượng khí hậu cực đoan đã trở thành “bình thường mới”, với nhiều bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Ông Petteri Taalas cũng cảnh báo với tốc độ gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển hiện nay, nhiệt độ vào cuối thế kỷ này sẽ vượt xa mức đề ra theo Hiệp định Paris.
Tại hội nghị COP26, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thương thảo những biện pháp với hy vọng có thể khống chế nhiệt độ bề mặt Trái đất chỉ tăng trong phạm vi 1,5 độ C trong những năm tới.
Tuy nhiên, việc phá vỡ mức giới hạn đó không phải là điều khiến cộng đồng khoa học gia lo lắng, mà mấu chốt chính là các điểm tới hạn về khí hậu.
Điểm tới hạn là ranh giới nếu chúng ta vượt qua mọi thứ sẽ sụp đổ mà không gì có thể ngăn cản. Nếu nhiệt độ bề mặt địa cầu tăng đến mức làm tan chảy các thềm băng của Greenland và Tây Nam Cực, mực nước của các đại dương sẽ dâng cao hơn 12 m.
Nếu bứt phá điểm tới hạn, rừng nhiệt đới Amazon, nơi hấp thu ô nhiễm carbon của trái đất, có thể biến thành thảo nguyên trơ trụi. Hoặc khu vực băng tầng vĩnh cửu, đa số ở Siberia và đang cầm giữ khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao gấp đôi so với lượng khí đã hiện diện trong khí quyển, có thể sẽ phóng thích chúng quay lại không khí.