14km sông Tô Lịch đoạn chảy trong nội thành Hà Nội đen đặc nhiều năm qua. Dù đã có nhiều giải pháp cải tạo, dòng sông này vẫn bốc mùi hôi thối hàng ngày, được ví như cống lộ thiên.Trong những ngày qua, câu chuyện hồi sinh sông Tô Lịch với phương pháp xây đập tràn trên sông Hồng, lấy nước thau rửa nguồn ô nhiễm lại khiến nhiều người khấp khởi về viễn cảnh sông Seine xuất hiện giữa lòng Thủ đô. Nhưng, nhìn lại các lần hồi sinh trước đây, đến nay Tô Lịch vẫn là dòng sông "chết".Sau nhiều năm với nhiều dự án thí điểm, sông Tô Lịch vẫn bị ô nhiễm, không khác gì ao tù, cống nước lộ thiên hứng chịu hàng trăm nghìn m3 nước thải sinh hoạt ngày đêm xả thẳng xuống. Những ngày đầu tháng 7, hồ Tây xả nước dẫn dòng cho Tô Lịch, người dân bất ngờ con sông đầy nước, xanh ngắt. Nhưng chỉ 1 ngày sau đó, màu đen đặc lại xuất hiện.Hạ lưu sông Tô Lịch, nơi ngã ba Tô Lịch - sông Nhuệ, mặt nước ô nhiễm trông thấy. Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, điểm đầu từ cống Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm), điểm cuối là Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Dòng sông này chảy qua Hà Nội dài 62km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa. Hiện sông Nhuệ trong tình trạng bị bồi lắng với hàng trăm cống xả thải thẳng ra lòng sông đen đặc, bốc mùi hôi thối.Đoạn chảy qua Hà Nội, hai bên bờ sông đều là những nơi tập trung đông đúc dân cư.Nhiều khúc bị bùn và rác thải bồi lấp khiến sông Nhuệ như bị bóp nghẹt, ô nhiễm trầm trọng. Chị Linh (người dân sông cạnh sông Nhuệ, quận Hà Đông) bất lực: "Rất nhiều dự án dọn dẹp nhưng người dân vẫn vứt rác sinh hoạt ra hai bên bờ sông khiến nơi này ô uế năm này qua năm khác".Hình ảnh sông Nhuệ với dòng nước đen thẫm, hai bên bờ sông nứt nẻ mất sự sống.Sông Nhuệ chảy qua khu vực dân cư tại quận Hoàng Mai.Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (Hoàng Mai) đặt gần nơi chảy qua của sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Đây là nhà máy xử lý nước thải với công nghệ mới nhất của thế giới và là nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất Hà Nội hiện có. Ngay cạnh đó là dòng chảy của sông Kim Ngưu, cũng nằm trong danh sách những dòng sông phải chịu cảnh ô nhiễm nặng tại Hà Nội.Rác thải trên sông Kim Ngưu được phao nổi ngăn lại tại đoạn chảy qua Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.Mặt sông nổi váng, sủi bọt dù trước đó là những ngày mưa dai dẳng.Dọc sông Kim Ngưu kéo dài 7,7km, nước sông luôn trong tình trạng đen ngòm, bốc mùi xú uế. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống của người dân hai bên bờ sông. Dù đã nhiều lần kiến nghị, thực hiện nhiều giải pháp giảm tải chất thải đổ ra sông nhưng hiện trạng ô nhiễm nặng vẫn tiếp diễn.
14km sông Tô Lịch đoạn chảy trong nội thành Hà Nội đen đặc nhiều năm qua. Dù đã có nhiều giải pháp cải tạo, dòng sông này vẫn bốc mùi hôi thối hàng ngày, được ví như cống lộ thiên.
Trong những ngày qua, câu chuyện hồi sinh sông Tô Lịch với phương pháp xây đập tràn trên sông Hồng, lấy nước thau rửa nguồn ô nhiễm lại khiến nhiều người khấp khởi về viễn cảnh sông Seine xuất hiện giữa lòng Thủ đô. Nhưng, nhìn lại các lần hồi sinh trước đây, đến nay Tô Lịch vẫn là dòng sông "chết".
Sau nhiều năm với nhiều dự án thí điểm, sông Tô Lịch vẫn bị ô nhiễm, không khác gì ao tù, cống nước lộ thiên hứng chịu hàng trăm nghìn m3 nước thải sinh hoạt ngày đêm xả thẳng xuống. Những ngày đầu tháng 7, hồ Tây xả nước dẫn dòng cho Tô Lịch, người dân bất ngờ con sông đầy nước, xanh ngắt. Nhưng chỉ 1 ngày sau đó, màu đen đặc lại xuất hiện.
Hạ lưu sông Tô Lịch, nơi ngã ba Tô Lịch - sông Nhuệ, mặt nước ô nhiễm trông thấy. Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, điểm đầu từ cống Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm), điểm cuối là Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Dòng sông này chảy qua Hà Nội dài 62km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa. Hiện sông Nhuệ trong tình trạng bị bồi lắng với hàng trăm cống xả thải thẳng ra lòng sông đen đặc, bốc mùi hôi thối.
Đoạn chảy qua Hà Nội, hai bên bờ sông đều là những nơi tập trung đông đúc dân cư.
Nhiều khúc bị bùn và rác thải bồi lấp khiến sông Nhuệ như bị bóp nghẹt, ô nhiễm trầm trọng. Chị Linh (người dân sông cạnh sông Nhuệ, quận Hà Đông) bất lực: "Rất nhiều dự án dọn dẹp nhưng người dân vẫn vứt rác sinh hoạt ra hai bên bờ sông khiến nơi này ô uế năm này qua năm khác".
Hình ảnh sông Nhuệ với dòng nước đen thẫm, hai bên bờ sông nứt nẻ mất sự sống.
Sông Nhuệ chảy qua khu vực dân cư tại quận Hoàng Mai.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (Hoàng Mai) đặt gần nơi chảy qua của sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Đây là nhà máy xử lý nước thải với công nghệ mới nhất của thế giới và là nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất Hà Nội hiện có. Ngay cạnh đó là dòng chảy của sông Kim Ngưu, cũng nằm trong danh sách những dòng sông phải chịu cảnh ô nhiễm nặng tại Hà Nội.
Rác thải trên sông Kim Ngưu được phao nổi ngăn lại tại đoạn chảy qua Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.
Mặt sông nổi váng, sủi bọt dù trước đó là những ngày mưa dai dẳng.
Dọc sông Kim Ngưu kéo dài 7,7km, nước sông luôn trong tình trạng đen ngòm, bốc mùi xú uế. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống của người dân hai bên bờ sông. Dù đã nhiều lần kiến nghị, thực hiện nhiều giải pháp giảm tải chất thải đổ ra sông nhưng hiện trạng ô nhiễm nặng vẫn tiếp diễn.