Là một loài côn trùng bản địa của khu vực Đông Nam Á, bọ que rừng Malaysia (Heteropteryx dilatata) có vẻ ngoài gây ấn tượng đặc biệt với những người lần đầu nhìn thấy. Ảnh: iNaturalist.Là một trong những loài côn trùng nặng nhất còn tồn tại, bọ que rừng Malaysia có những cá thể cái dài từ 14-17 cm, có thể nặng đến 65 g. Ảnh: Garnelio.Những cá thể đực của loài côn trùng thuộc bộ Bọ que (Phasmatodae) này thì mảnh khảnh hơn và chỉ dài 9-13 cm. Ảnh: Wikipedia.Ngoài kích thước, sự khác biệt giới tính còn thể hiện qua màu sắc. Cá thể cái thường có màu xanh lục, còn cá thể đực màu nâu. Ảnh: Preradkor / DeviantArt.Bọ que rừng Malaysia cái có đôi cánh rất ngắn và không có khả năng bay, còn con đực có cánh dài bao phủ toàn bộ phần lưng và bay được bình thường. Ảnh: Reddit.Cả hai giới của loài bọ que này có gai khắp cơ thể, một kiểu tiến khóa để khiến chúng khó nuốt với những loài săn mồi như chim và bò sát. Ảnh: Nick Volpe.Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ dang rộng chân sau khỏe, đầy gai ở tư thế phòng thủ. Nếu bị tấn công, chúng sẽ đá. Ảnh: Eigenes Werk.Một cách tự vệ khác của loài côn trùng này là phát ra tiếng rít lớn bằng cách cọ đôi cánh ngắn để xua đuổi kè thù. Ảnh: Butterfly Gardens.Vào giai đoạn sinh sản, bọ đẻ những quả trứng dài khoảng 7 mm xuống đất. Chúng nở sau khoảng 7 đến 14 tháng. Ảnh: Small Exotic Farm.Khoảng một năm sau khi nở, bọ cái trưởng thành hoàn toàn sau lần lột xác thứ 6, và ở bọ đực là lần lột xác thứ 5. Sau đó, chúng sống thêm được khoảng 6 đến 24 tháng. Ảnh: Pixabay.Trong tự nhiên, bọ que rừng Malaysia cư trú trong các khu rừng rậm ở bán đảo Mã Lai, Thái Lan, Singapore, cũng như các đảo umatra và Borneo. Ảnh: L'insecterie.Sống về đêm, loài côn trùng này ăn lá của nhiều loài thực vật trong rừng. Phần phụ miệng của chúng có các giác quan để xác định loại lá nào ăn được, loại nào không. Ảnh: iNaturalist.Vì kích thước lớn và diện mạo độc đáo, bọ que rừng Malaysia đã trở thành sinh vật cảnh được ưa chuộng ở các hộ gia đình và vườn thú ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Garnelio.fr.Môi trường nhân tạo thích hợp với chúng là bể kính hoặc lồng cỡ 40 X 40 X 40 cm cho một cặp đực - cái, có cành lá và đất nền dày vài cm, nhiệt độ 20-30 độ C, độ ẩm cao. Ảnh: De SlakkenShop.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Là một loài côn trùng bản địa của khu vực Đông Nam Á, bọ que rừng Malaysia (Heteropteryx dilatata) có vẻ ngoài gây ấn tượng đặc biệt với những người lần đầu nhìn thấy. Ảnh: iNaturalist.
Là một trong những loài côn trùng nặng nhất còn tồn tại, bọ que rừng Malaysia có những cá thể cái dài từ 14-17 cm, có thể nặng đến 65 g. Ảnh: Garnelio.
Những cá thể đực của loài côn trùng thuộc bộ Bọ que (Phasmatodae) này thì mảnh khảnh hơn và chỉ dài 9-13 cm. Ảnh: Wikipedia.
Ngoài kích thước, sự khác biệt giới tính còn thể hiện qua màu sắc. Cá thể cái thường có màu xanh lục, còn cá thể đực màu nâu. Ảnh: Preradkor / DeviantArt.
Bọ que rừng Malaysia cái có đôi cánh rất ngắn và không có khả năng bay, còn con đực có cánh dài bao phủ toàn bộ phần lưng và bay được bình thường. Ảnh: Reddit.
Cả hai giới của loài bọ que này có gai khắp cơ thể, một kiểu tiến khóa để khiến chúng khó nuốt với những loài săn mồi như chim và bò sát. Ảnh: Nick Volpe.
Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ dang rộng chân sau khỏe, đầy gai ở tư thế phòng thủ. Nếu bị tấn công, chúng sẽ đá. Ảnh: Eigenes Werk.
Một cách tự vệ khác của loài côn trùng này là phát ra tiếng rít lớn bằng cách cọ đôi cánh ngắn để xua đuổi kè thù. Ảnh: Butterfly Gardens.
Vào giai đoạn sinh sản, bọ đẻ những quả trứng dài khoảng 7 mm xuống đất. Chúng nở sau khoảng 7 đến 14 tháng. Ảnh: Small Exotic Farm.
Khoảng một năm sau khi nở, bọ cái trưởng thành hoàn toàn sau lần lột xác thứ 6, và ở bọ đực là lần lột xác thứ 5. Sau đó, chúng sống thêm được khoảng 6 đến 24 tháng. Ảnh: Pixabay.
Trong tự nhiên, bọ que rừng Malaysia cư trú trong các khu rừng rậm ở bán đảo Mã Lai, Thái Lan, Singapore, cũng như các đảo umatra và Borneo. Ảnh: L'insecterie.
Sống về đêm, loài côn trùng này ăn lá của nhiều loài thực vật trong rừng. Phần phụ miệng của chúng có các giác quan để xác định loại lá nào ăn được, loại nào không. Ảnh: iNaturalist.
Vì kích thước lớn và diện mạo độc đáo, bọ que rừng Malaysia đã trở thành sinh vật cảnh được ưa chuộng ở các hộ gia đình và vườn thú ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Garnelio.fr.
Môi trường nhân tạo thích hợp với chúng là bể kính hoặc lồng cỡ 40 X 40 X 40 cm cho một cặp đực - cái, có cành lá và đất nền dày vài cm, nhiệt độ 20-30 độ C, độ ẩm cao. Ảnh: De SlakkenShop.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.