San hô khối đầu thùy (Porites lobata) dài 4-5 mét, là một trong những loài san hô tạo nên rạn san hô phổ biến nhất Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng hình thành những tập đoàn lớn kết vỏ cứng ở những nơi có sóng mạnh.San hô não rãnh lớn (Colpophyllia sp.) là chi san hô có cấu trúc giống bán cầu não điển hình. Chúng là một loại rạo rạn, có chứa tảo quang hợp.San hô não phân thùy (Lobophyllia sp.) dài 1-2 mét, gồm các loài san hô tạo thành những tập đoàn khổng lồ dạng dẹt hoặc hình vòm nhăn nhúm đặc trưng. Chúng phân bố ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.San hô nấm (Fungia fungites) dài 10-20 cm, được ghi nhận ở vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này không tạo rạn mà sống đơn độc, thường được đưa vào bể thủy sinh nước mặt do có màu sắc phong phú.San hô sừng hươu (Acropora sp.) dài 1-3 mét, là những loài san hô tạo rạn thuộc loại lớn nhất, phổ biến ở vùng nhiệt đới. Chúng phân nhánh như sừng hươu, sinh trưởng nhanh nhờ tảo quang hợp nuôi dưỡng.San hô nước lạnh Đại Tây Dương (Lophelia pertusa) dài 1-2 mét, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Chúng tạo thành các rạn rộng, mặc dù tốc độ sinh trưởng rất chậm.San hô đen Đại Tây Dương (Antipathes sp.) dài 50-100 cm, phân bố ở các vùng biển sâu của Đại Tây Dương. Chúng gồm những tập đoàn polip gai được bọc trong những bộ khung xương ngoài mảnh bằng sừng.San hô hình chén Devonshire (Caryophyllia smithii), phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Chúng thuộc một họ san hô nước lạnh, trong đó một số loài có polip lớn, trông giống hải quỳ.Hải quỳ thược dược (Urticina felina) dài 10-12 cm, phân bố quanh Bắc Cực. Có màu sắc đa dạng, chúng bám vào đá, chuyên săn cá và giáp xác nhỏ bằng cách bắn các tế bào có khả năng gây tê liệt con mồi.Hải quỳ lộng lẫy (Heteractis magnifica) dài 50-100 cm, sống ở các rạn san hô Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng có quan hệ mật thiết với một số loài cá, trong đó có cá hề.Hải quỳ lông vũ (Metridium senile) dài 2,5-15 cm, phân bố trên toàn cầu, là thành viên của một họ hải quỳ có đặc trưng là các khối xúc tu xù. Chúng có thể phân tách để tạo những quần thể giống nhau hoàn toàn về mặt di truyền.Hải quỳ tóc xanh (Anemonia viridis) dài 5-7 cm, sống ở vùng gian triều của vùng biển châu Âu. Loài hải quỳ có xúc tu dài này hiếm khi thụt vào, kể cả khi lộ ra trên mặt nước lúc thủy triều xuống.Hải quỳ ống thường (Cerianthus membranaceus) dài 10-15 cm, sống trên bùn ở Địa Trung Hải. Loài này dùng dịch nhầy kết hợp với cát để tạo ra một ống bảo vệ độc đáo bên dưới lớp trầm tích.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
San hô khối đầu thùy (Porites lobata) dài 4-5 mét, là một trong những loài san hô tạo nên rạn san hô phổ biến nhất Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng hình thành những tập đoàn lớn kết vỏ cứng ở những nơi có sóng mạnh.
San hô não rãnh lớn (Colpophyllia sp.) là chi san hô có cấu trúc giống bán cầu não điển hình. Chúng là một loại rạo rạn, có chứa tảo quang hợp.
San hô não phân thùy (Lobophyllia sp.) dài 1-2 mét, gồm các loài san hô tạo thành những tập đoàn khổng lồ dạng dẹt hoặc hình vòm nhăn nhúm đặc trưng. Chúng phân bố ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
San hô nấm (Fungia fungites) dài 10-20 cm, được ghi nhận ở vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này không tạo rạn mà sống đơn độc, thường được đưa vào bể thủy sinh nước mặt do có màu sắc phong phú.
San hô sừng hươu (Acropora sp.) dài 1-3 mét, là những loài san hô tạo rạn thuộc loại lớn nhất, phổ biến ở vùng nhiệt đới. Chúng phân nhánh như sừng hươu, sinh trưởng nhanh nhờ tảo quang hợp nuôi dưỡng.
San hô nước lạnh Đại Tây Dương (Lophelia pertusa) dài 1-2 mét, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Chúng tạo thành các rạn rộng, mặc dù tốc độ sinh trưởng rất chậm.
San hô đen Đại Tây Dương (Antipathes sp.) dài 50-100 cm, phân bố ở các vùng biển sâu của Đại Tây Dương. Chúng gồm những tập đoàn polip gai được bọc trong những bộ khung xương ngoài mảnh bằng sừng.
San hô hình chén Devonshire (Caryophyllia smithii), phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Chúng thuộc một họ san hô nước lạnh, trong đó một số loài có polip lớn, trông giống hải quỳ.
Hải quỳ thược dược (Urticina felina) dài 10-12 cm, phân bố quanh Bắc Cực. Có màu sắc đa dạng, chúng bám vào đá, chuyên săn cá và giáp xác nhỏ bằng cách bắn các tế bào có khả năng gây tê liệt con mồi.
Hải quỳ lộng lẫy (Heteractis magnifica) dài 50-100 cm, sống ở các rạn san hô Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng có quan hệ mật thiết với một số loài cá, trong đó có cá hề.
Hải quỳ lông vũ (Metridium senile) dài 2,5-15 cm, phân bố trên toàn cầu, là thành viên của một họ hải quỳ có đặc trưng là các khối xúc tu xù. Chúng có thể phân tách để tạo những quần thể giống nhau hoàn toàn về mặt di truyền.
Hải quỳ tóc xanh (Anemonia viridis) dài 5-7 cm, sống ở vùng gian triều của vùng biển châu Âu. Loài hải quỳ có xúc tu dài này hiếm khi thụt vào, kể cả khi lộ ra trên mặt nước lúc thủy triều xuống.
Hải quỳ ống thường (Cerianthus membranaceus) dài 10-15 cm, sống trên bùn ở Địa Trung Hải. Loài này dùng dịch nhầy kết hợp với cát để tạo ra một ống bảo vệ độc đáo bên dưới lớp trầm tích.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.