Bảo tàng Hải dương học Nha Trang là nơi đang lưu giữ một trong những bộ xương cá voi lớn nhất từng được phát hiện tại Việt Nam. Hiện vật được đặt trong giữa một căn phòng lớn của Bảo tàng để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của người dân.Theo thông tin từ Bảo tàng, bộ xương này do người dân xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà cũ (nay là Nam Định) khai quật được vào năm 1994, trong lúc đào mương thủy lợi.Thời điểm đó, bộ xương cá voi đã bị vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2 mét và cách biển khoảng 4 km theo đường chim bay. Các nhà khoa học đã đo đạc, xác định chiều dài của bộ xương lên tới 18 mét, với tổng trọng lượng gần 10 tấn.Bộ xương được xác định là thuộc loài cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae), một loài cá voi tấm sừng hàm được ghi nhận trong các vùng biển và đại dương trên toàn thế giới.Theo các khảo sát, cá voi lưng gù có chiều dài từ 12–16 mét và cân nặng khoảng 30-36 tấn. Chúng có hình dạng cơ thể đặc trưng, dễ nhận biết với ngực (chi trước) dài khác thường và đầu có u.Vây ngực của cá voi lưng gù có thể dài tới 1/3 chiều dài thân. Cặp chi đặc biệt này di chuyển dễ dàng, đồng thời cũng có vai trò kiểm soát thân nhiệt và là vũ khí hữu hiệu trong các cuộc đối đầu với cá voi sát thủ.Cá voi lưng gù ăn ở vùng cực vào mùa hè và di cư đến các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản vào mùa đông. Theo tính toán, chúng di chuyển khoảng cách lên đến 25.000 km, gần 2/3 chu vi trái đất, mỗi năm.Chế độ ăn của cá voi lưng gù gồm có động vật thân mềm và cá, được chúng thu giữ trong miệng nhờ bộ răng có công dụng như tấm lọc. Trong mùa đông, chúng nhịn ăn và tiêu dần số mỡ dự trữ.Các cá thể đực của loài này thường tạo ra bài hát phức tạp, kéo dài từ 10 đến 20 phút và được lặp đi lặp lại trong nhiều giờ. Mục đích của bài hát vẫn chưa được xác định rõ ràng, mặc dù nhiều khả năng nó có một vai trò quan trọng trong giao phối.Cá voi lưng gù cái thường sinh sản hai hoặc ba năm một lần, thời gian mang thai là 11,5 tháng. Cá voi con được sinh ra vào tháng 1 và tháng 2 ở Bắc bán cầu, tháng 7 và tháng 8 ở Nam bán cầu.Theo tín ngưỡng của ngư dân miền biển ngư dân Việt Nam, các loài cá voi được gọi chung là “cá Ông” hay “Ông Nam Hải”. Những con cá khổng lồ này được coi là vị thần bảo hộ ngư dân trên biển, được yêu kính và thờ phụng.Theo tục lệ, mỗi khi cá Ông chết (lụy) dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận…Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.
Bảo tàng Hải dương học Nha Trang là nơi đang lưu giữ một trong những bộ xương cá voi lớn nhất từng được phát hiện tại Việt Nam. Hiện vật được đặt trong giữa một căn phòng lớn của Bảo tàng để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của người dân.
Theo thông tin từ Bảo tàng, bộ xương này do người dân xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà cũ (nay là Nam Định) khai quật được vào năm 1994, trong lúc đào mương thủy lợi.
Thời điểm đó, bộ xương cá voi đã bị vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2 mét và cách biển khoảng 4 km theo đường chim bay. Các nhà khoa học đã đo đạc, xác định chiều dài của bộ xương lên tới 18 mét, với tổng trọng lượng gần 10 tấn.
Bộ xương được xác định là thuộc loài cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae), một loài cá voi tấm sừng hàm được ghi nhận trong các vùng biển và đại dương trên toàn thế giới.
Theo các khảo sát, cá voi lưng gù có chiều dài từ 12–16 mét và cân nặng khoảng 30-36 tấn. Chúng có hình dạng cơ thể đặc trưng, dễ nhận biết với ngực (chi trước) dài khác thường và đầu có u.
Vây ngực của cá voi lưng gù có thể dài tới 1/3 chiều dài thân. Cặp chi đặc biệt này di chuyển dễ dàng, đồng thời cũng có vai trò kiểm soát thân nhiệt và là vũ khí hữu hiệu trong các cuộc đối đầu với cá voi sát thủ.
Cá voi lưng gù ăn ở vùng cực vào mùa hè và di cư đến các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản vào mùa đông. Theo tính toán, chúng di chuyển khoảng cách lên đến 25.000 km, gần 2/3 chu vi trái đất, mỗi năm.
Chế độ ăn của cá voi lưng gù gồm có động vật thân mềm và cá, được chúng thu giữ trong miệng nhờ bộ răng có công dụng như tấm lọc. Trong mùa đông, chúng nhịn ăn và tiêu dần số mỡ dự trữ.
Các cá thể đực của loài này thường tạo ra bài hát phức tạp, kéo dài từ 10 đến 20 phút và được lặp đi lặp lại trong nhiều giờ. Mục đích của bài hát vẫn chưa được xác định rõ ràng, mặc dù nhiều khả năng nó có một vai trò quan trọng trong giao phối.
Cá voi lưng gù cái thường sinh sản hai hoặc ba năm một lần, thời gian mang thai là 11,5 tháng. Cá voi con được sinh ra vào tháng 1 và tháng 2 ở Bắc bán cầu, tháng 7 và tháng 8 ở Nam bán cầu.
Theo tín ngưỡng của ngư dân miền biển ngư dân Việt Nam, các loài cá voi được gọi chung là “cá Ông” hay “Ông Nam Hải”. Những con cá khổng lồ này được coi là vị thần bảo hộ ngư dân trên biển, được yêu kính và thờ phụng.
Theo tục lệ, mỗi khi cá Ông chết (lụy) dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận…
Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.