Các vụ cá sấu tấn công ở Đông Timor gia tăng trong những năm gần đây và các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu tại sao. Yusuke Fukuda và Sam Banks, hai nhà sinh vật học từ Australia, đã tới Đông Timor, một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới, vào tháng 3 để điều tra nguyên nhân rất nhiều người Timor bị cá sấu giết chết.Một tấm biển bằng tiếng Tetum cảnh báo về nguy cơ cá sấu. Các cuộc tấn công cá sấu ở đây đã tăng gấp 20 lần trong thập kỷ qua, với số lượng ít nhất một người chết mỗi tháng tại một quốc gia có 1,2 triệu người.Người dân địa phương thường xuyên lấy nước, giặt giũ và tắm trên sông. Điều đó khiến nguy cơ bị cá sấu tấn công lớn hơn. Đối tượng có nguy cơ cao nhất từ cá sấu là những người sống bên bờ sông của vô số con sông của hòn đảo này hoặc dọc theo bờ biển. Người Đông Timor gọi cá sấu là "abo", trong tiếng Tetum có nghĩa là ông bà. Giết chúng là điều cấm kỵ về mặt văn hóa và cũng là hành động bất hợp pháp.Tượng cá sấu đặc trưng trong một ngôi đền Công giáo ở ngoại ô Lospalos. Người dân Đông Timor, còn được gọi là Timor-Leste, trong nhiều thế kỷ đã tôn kính và thậm chí tôn sùng cá sấu.Nhà nghiên cứu Yusuke Fukuda (giữa) kiểm tra mẫu ADN do Victorino De Araujo (phải), mặc áo màu xám, một người địa phương làm lính cứu hỏa nhưng được biết đến trong thị trấn là người có thể gọi tới khi bị cá sấu tấn công.Để trích xuất ADN, các nhà nghiên cứu phải sử dụng cây kim gắn vào thanh nhôm dài 3,6 m được gọi là gậy sinh thiết, để xuyên qua da cá sấu. Các con vật rất được ngưỡng mộ ở đây đến nỗi nạn nhân của các cuộc tấn công thường quá xấu hổ khi báo cáo chúng. Đó là lý do nhiều người tin rằng số vụ tấn công thực tế cao hơn số liệu thống kê chính thức.Ông De Araujo thu thập mẫu ADN từ một con cá sấu ngay dưới bề mặt nước. Mục tiêu của họ là kiểm tra lý thuyết của người dân địa phương bằng cách cố gắng xác định xem những con cá sấu sát thủ có phải là cá sấu nước mặn từ Australia, một trong những động vật nguy hiểm và đáng sợ nhất ở nước này, hay không.Một chiếc xe buýt ở Lospalos mô tả huyền thoại sáng tạo quốc gia Đông Timor về một con cá sấu kết bạn với một cậu bé loài người. Truyền thuyết về nguồn gốc của đất nước nói về con cá sấu Lafaek Diak đã kết bạn với một cậu bé và hy sinh thân mình để làm nhà cho cậu bé.Một sĩ quan cảnh sát khuyến khích cậu bé lắc chân con cá sấu bị giam cầm. Các nhà nghiên cứu phát hiện gần 83% những người bị tấn công ở Đông Timor trong 11 năm qua khi đánh bắt cá, sử dụng ca nô nhỏ hoặc lội trong nước.Trẻ em chơi ở sông Comoro ở Dili, thủ đô Đông Timor. Nhiều người dân địa phương không tin rằng cá sấu bản địa đứng đằng sau sự gia tăng các cuộc tấn công. Họ đổ lỗi cho những người di cư hoặc những kẻ sát nhân gây rối.Một sĩ quan cảnh sát kiểm tra đồ đạc của Agostinu da Cunya, 17 tuổi. Cậu bé mất tích kể từ khi đi bắt cá với anh trai mình. Gia đình cho biết cậu bị cá sấu tấn công.
Các vụ cá sấu tấn công ở Đông Timor gia tăng trong những năm gần đây và các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu tại sao. Yusuke Fukuda và Sam Banks, hai nhà sinh vật học từ Australia, đã tới Đông Timor, một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới, vào tháng 3 để điều tra nguyên nhân rất nhiều người Timor bị cá sấu giết chết.
Một tấm biển bằng tiếng Tetum cảnh báo về nguy cơ cá sấu. Các cuộc tấn công cá sấu ở đây đã tăng gấp 20 lần trong thập kỷ qua, với số lượng ít nhất một người chết mỗi tháng tại một quốc gia có 1,2 triệu người.
Người dân địa phương thường xuyên lấy nước, giặt giũ và tắm trên sông. Điều đó khiến nguy cơ bị cá sấu tấn công lớn hơn. Đối tượng có nguy cơ cao nhất từ cá sấu là những người sống bên bờ sông của vô số con sông của hòn đảo này hoặc dọc theo bờ biển. Người Đông Timor gọi cá sấu là "abo", trong tiếng Tetum có nghĩa là ông bà. Giết chúng là điều cấm kỵ về mặt văn hóa và cũng là hành động bất hợp pháp.
Tượng cá sấu đặc trưng trong một ngôi đền Công giáo ở ngoại ô Lospalos. Người dân Đông Timor, còn được gọi là Timor-Leste, trong nhiều thế kỷ đã tôn kính và thậm chí tôn sùng cá sấu.
Nhà nghiên cứu Yusuke Fukuda (giữa) kiểm tra mẫu ADN do Victorino De Araujo (phải), mặc áo màu xám, một người địa phương làm lính cứu hỏa nhưng được biết đến trong thị trấn là người có thể gọi tới khi bị cá sấu tấn công.
Để trích xuất ADN, các nhà nghiên cứu phải sử dụng cây kim gắn vào thanh nhôm dài 3,6 m được gọi là gậy sinh thiết, để xuyên qua da cá sấu. Các con vật rất được ngưỡng mộ ở đây đến nỗi nạn nhân của các cuộc tấn công thường quá xấu hổ khi báo cáo chúng. Đó là lý do nhiều người tin rằng số vụ tấn công thực tế cao hơn số liệu thống kê chính thức.
Ông De Araujo thu thập mẫu ADN từ một con cá sấu ngay dưới bề mặt nước. Mục tiêu của họ là kiểm tra lý thuyết của người dân địa phương bằng cách cố gắng xác định xem những con cá sấu sát thủ có phải là cá sấu nước mặn từ Australia, một trong những động vật nguy hiểm và đáng sợ nhất ở nước này, hay không.
Một chiếc xe buýt ở Lospalos mô tả huyền thoại sáng tạo quốc gia Đông Timor về một con cá sấu kết bạn với một cậu bé loài người. Truyền thuyết về nguồn gốc của đất nước nói về con cá sấu Lafaek Diak đã kết bạn với một cậu bé và hy sinh thân mình để làm nhà cho cậu bé.
Một sĩ quan cảnh sát khuyến khích cậu bé lắc chân con cá sấu bị giam cầm. Các nhà nghiên cứu phát hiện gần 83% những người bị tấn công ở Đông Timor trong 11 năm qua khi đánh bắt cá, sử dụng ca nô nhỏ hoặc lội trong nước.
Trẻ em chơi ở sông Comoro ở Dili, thủ đô Đông Timor. Nhiều người dân địa phương không tin rằng cá sấu bản địa đứng đằng sau sự gia tăng các cuộc tấn công. Họ đổ lỗi cho những người di cư hoặc những kẻ sát nhân gây rối.
Một sĩ quan cảnh sát kiểm tra đồ đạc của Agostinu da Cunya, 17 tuổi. Cậu bé mất tích kể từ khi đi bắt cá với anh trai mình. Gia đình cho biết cậu bị cá sấu tấn công.