Tạp chí Royal Society Open Science mới công bố kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về việc cá nàng tiên đã tuyệt chủng về mặt chức năng ở vùng biển Trung Quốc.Theo các chuyên gia, số lượng cá nàng tiên sụt giảm nhanh từ những năm 1970 đến nay. Giới nghiên cứu không có ghi chép hay bằng chứng nào về sự xuất hiện của loài này trong tự nhiên kể từ năm 2008.Giáo sư Samuel Turvey thuộc Viện Động vật học ZSL là một trong những tác giả của nghiên cứu về sự hiện diện của cá nàng tiên ở Trung Quốc mới công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.Ông Turvey cho hay nạn đánh bắt, va chạm với tàu thuyền và mất môi trường sống là những lý do chính khiến cá nàng tiên dần biến mất ở Trung Quốc.Giáo sư Samuel Turvey nhận định sự biến mất của cá nàng tiên tại Trung Quốc là mất mát to lớn. Sự tuyệt chủng về mặt chức năng ở vùng biển Trung Quốc của cá nàng tiên không chỉ ảnh hưởng tới chức năng sinh thái mà còn là hồi chuông cảnh báo tuyệt chủng có thể xảy ra trước khi giới chức trách và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp bảo tồn hiệu quả.Cá nàng tiên (Dugong dugon) còn được gọi là cá cúi hoặc bò biển. Đây là động vật biển có vú ăn cỏ. Loài này chỉ ăn cỏ biển.Khi trưởng thành, cá thể cá nàng tiên có thể đạt chiều dài lên tới 3m.Cá nàng tiên sinh sống ở các vùng biển miền nam Trung Quốc trong suốt hàng trăm năm trước khi được xác định đã tuyệt chủng về mặt chức năng ở vùng biển nước này.Ngoài Trung Quốc, cá nàng tiên còn phân bố ở vùng ven biển từ Đông Phi tới Vanuatu và những quần đảo ở tây nam Nhật Bản.Cá nàng tiên là loài động vật dễ bị đe dọa và nằm trong danh mục Dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Kể từ năm 1988, Trung Quốc đã xếp cá nàng tiên vào loài động vật trọng điểm quốc gia cấp một cần được bảo vệ. Đây là cấp độ bảo vệ cao nhất.Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn THTPCT.
Tạp chí Royal Society Open Science mới công bố kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về việc cá nàng tiên đã tuyệt chủng về mặt chức năng ở vùng biển Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, số lượng cá nàng tiên sụt giảm nhanh từ những năm 1970 đến nay. Giới nghiên cứu không có ghi chép hay bằng chứng nào về sự xuất hiện của loài này trong tự nhiên kể từ năm 2008.
Giáo sư Samuel Turvey thuộc Viện Động vật học ZSL là một trong những tác giả của nghiên cứu về sự hiện diện của cá nàng tiên ở Trung Quốc mới công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.
Ông Turvey cho hay nạn đánh bắt, va chạm với tàu thuyền và mất môi trường sống là những lý do chính khiến cá nàng tiên dần biến mất ở Trung Quốc.
Giáo sư Samuel Turvey nhận định sự biến mất của cá nàng tiên tại Trung Quốc là mất mát to lớn. Sự tuyệt chủng về mặt chức năng ở vùng biển Trung Quốc của cá nàng tiên không chỉ ảnh hưởng tới chức năng sinh thái mà còn là hồi chuông cảnh báo tuyệt chủng có thể xảy ra trước khi giới chức trách và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp bảo tồn hiệu quả.
Cá nàng tiên (Dugong dugon) còn được gọi là cá cúi hoặc bò biển. Đây là động vật biển có vú ăn cỏ. Loài này chỉ ăn cỏ biển.
Khi trưởng thành, cá thể cá nàng tiên có thể đạt chiều dài lên tới 3m.
Cá nàng tiên sinh sống ở các vùng biển miền nam Trung Quốc trong suốt hàng trăm năm trước khi được xác định đã tuyệt chủng về mặt chức năng ở vùng biển nước này.
Ngoài Trung Quốc, cá nàng tiên còn phân bố ở vùng ven biển từ Đông Phi tới Vanuatu và những quần đảo ở tây nam Nhật Bản.
Cá nàng tiên là loài động vật dễ bị đe dọa và nằm trong danh mục Dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Kể từ năm 1988, Trung Quốc đã xếp cá nàng tiên vào loài động vật trọng điểm quốc gia cấp một cần được bảo vệ. Đây là cấp độ bảo vệ cao nhất.
Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn THTPCT.