Cá phổi (tên tiếng Anh là Lungfish) là một trong số những loài cá kỳ lạ nhất thế giới. Nó nổi tiếng với đặc trưng nguyên thủy còn giữ lại được trong Liên lớp Cá xương (Osteichthyes), bao gồm khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp Cá vây thùy (Sarcopterygii).Sở dĩ được gọi là cá phổi bởi loài cá này có phổi rất phát triển, khác xa với những loài cá khác. Nó giúp loài Lungfish này sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy cực thấp mà không loài cá nào có thể chịu đựng được.Bong bóng của cá phổi đã tiến hóa đến mức có thể tự thích ứng như phổi của các loài động vật trên cạn, cho phép nó lấy oxy trực tiếp từ không khí. Vì vậy, loài cá này có thể sống trong môi trường thiếu nước hoàn toàn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm liên tục.Hầu hết các loài cá phổi còn tồn tại đều có hai lá phổi, ngoại trừ cá phổi Úc chỉ có một lá. Cá phổi có thể sống sót qua các thời kỳ khô hạn, thiếu thức ăn trầm trọng bởi khả năng giấu mình dưới bùn.Loài cá kỳ lạ này có thể sống trong điều kiện thiếu nước 1 thời gian dài, có thể lên đến 2 năm không cần nước. Thậm chí nó còn chủ động rơi vào trạng thái "ngủ đông" trong suốt mùa khô hạn và khi ấy quá trính trao đổi chất sẽ chỉ bằng 1/60 khi bình thường.Khi mùa khô đến, những con cá này tích trữ rất nhiều nước trong phổi. Đến mùa thu, khi những giọt mưa đem đến những dòng nước mát, cá phổi sẽ thức tỉnh và tiếp tục cuộc sống của mình như bình thường.Tuy nhiên, ưu điểm này cũng chính là nhược điểm của cá phổi. Loài cá này hoàn toàn có thể bị... chết đuối nếu ở trong nước quá lâu mà không được lên cạn.Khi mùa nước lên, cá phổi giống với các loài cá khác, kiếm thức ăn bằng cách săn những con cá nhỏ hơn, cũng như các loài giáp xác dưới đáy sông hồ.Nhưng kỳ dị ở chỗ, đến mùa khô, khi các động vật sống dưới nước chết dần chết mòn dưới ánh mặt trời, cá phổi lại nhẹ nhàng đào một cái hang bằng cách nuốt bùn vào miệng và đẩy bùn ra qua hai mang của mình.Sau khi chui xuống độ sâu nhất định, cá sẽ nằm im ở đó và tiết ra một chất nhờn phủ kín toàn bộ cơ thể của mình, ngoại trừ miệng. Lúc này, cá phổi không có thức ăn để ăn trong hang. Vì vậy, nó sẽ dần dần tiêu hóa cơ đuôi của chính mình để tồn tại.Cá phổi có thể sống rất lâu. Một cá thể cá phổi Queensland tại bể cá cảnh Shedd ở Chicago là một phần của bộ sưu tập cá sống lâu từ năm 1933 đến năm 2017, khi nó bị chết do sức khỏe suy giảm theo tuổi già.Ngày nay cá phổi không còn nhiều và tập trung chủ yếu tại châu Phi, Nam Mỹ và Australia. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá phổi có thể sống thọ hơn rất nhiều.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Cá phổi (tên tiếng Anh là Lungfish) là một trong số những loài cá kỳ lạ nhất thế giới. Nó nổi tiếng với đặc trưng nguyên thủy còn giữ lại được trong Liên lớp Cá xương (Osteichthyes), bao gồm khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp Cá vây thùy (Sarcopterygii).
Sở dĩ được gọi là cá phổi bởi loài cá này có phổi rất phát triển, khác xa với những loài cá khác. Nó giúp loài Lungfish này sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy cực thấp mà không loài cá nào có thể chịu đựng được.
Bong bóng của cá phổi đã tiến hóa đến mức có thể tự thích ứng như phổi của các loài động vật trên cạn, cho phép nó lấy oxy trực tiếp từ không khí. Vì vậy, loài cá này có thể sống trong môi trường thiếu nước hoàn toàn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm liên tục.
Hầu hết các loài cá phổi còn tồn tại đều có hai lá phổi, ngoại trừ cá phổi Úc chỉ có một lá. Cá phổi có thể sống sót qua các thời kỳ khô hạn, thiếu thức ăn trầm trọng bởi khả năng giấu mình dưới bùn.
Loài cá kỳ lạ này có thể sống trong điều kiện thiếu nước 1 thời gian dài, có thể lên đến 2 năm không cần nước. Thậm chí nó còn chủ động rơi vào trạng thái "ngủ đông" trong suốt mùa khô hạn và khi ấy quá trính trao đổi chất sẽ chỉ bằng 1/60 khi bình thường.
Khi mùa khô đến, những con cá này tích trữ rất nhiều nước trong phổi. Đến mùa thu, khi những giọt mưa đem đến những dòng nước mát, cá phổi sẽ thức tỉnh và tiếp tục cuộc sống của mình như bình thường.
Tuy nhiên, ưu điểm này cũng chính là nhược điểm của cá phổi. Loài cá này hoàn toàn có thể bị... chết đuối nếu ở trong nước quá lâu mà không được lên cạn.
Khi mùa nước lên, cá phổi giống với các loài cá khác, kiếm thức ăn bằng cách săn những con cá nhỏ hơn, cũng như các loài giáp xác dưới đáy sông hồ.
Nhưng kỳ dị ở chỗ, đến mùa khô, khi các động vật sống dưới nước chết dần chết mòn dưới ánh mặt trời, cá phổi lại nhẹ nhàng đào một cái hang bằng cách nuốt bùn vào miệng và đẩy bùn ra qua hai mang của mình.
Sau khi chui xuống độ sâu nhất định, cá sẽ nằm im ở đó và tiết ra một chất nhờn phủ kín toàn bộ cơ thể của mình, ngoại trừ miệng. Lúc này, cá phổi không có thức ăn để ăn trong hang. Vì vậy, nó sẽ dần dần tiêu hóa cơ đuôi của chính mình để tồn tại.
Cá phổi có thể sống rất lâu. Một cá thể cá phổi Queensland tại bể cá cảnh Shedd ở Chicago là một phần của bộ sưu tập cá sống lâu từ năm 1933 đến năm 2017, khi nó bị chết do sức khỏe suy giảm theo tuổi già.
Ngày nay cá phổi không còn nhiều và tập trung chủ yếu tại châu Phi, Nam Mỹ và Australia. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá phổi có thể sống thọ hơn rất nhiều.