Năm 1998, người ta vô tình phát hiện ra một ngôi mộ chứa xác ướp có niên đại 450 năm, cùng nhiều món đồ tùy táng khi đang quy hoạch cải tạo khu vực Jeongsang-dong của thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc.Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, người đàn ông này có tên là Eung Tae - được cho là một thành viên của gia tộc cổ đại Goseong Yi của Hàn Quốc, còn bức thư đặt trên người Eung Tae là của người vợ đang mang thai.Gia đình ông gồm 4 người, 2 vợ chồng ông Eung Tae, một đứa con và tính cả đứa con trong bụng bà xã ông. Vào thời điểm đó, một căn bệnh truyền nhiễm đang hoành hành trong vùng và cướp đi mạng sống của nhiều người.Ông Eung Tae cũng không phải ngoại lệ, ông đã mắc bệnh và phải vĩnh biệt vợ con ở tuổi 31. Khi tìm được xác ướp của ông, lá thư mà ông giữ khư khư bên mình khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ.Sau khi nghiên cứu, xác định lá thư tay được viết vào năm 1586 trên giấy Hanji, loại giấy truyền thống của Hàn Quốc, rộng 58cm và dài 34cm.Bức thư tình đầy cảm động này được tìm thấy trên ngực của Eun Tae, tiết lộ nỗi buồn, sự mất mát, khổ đau mà vợ của người quá cố phải chịu đựng. Cả bức thư toát lên một sự buồn đau tột độ của người phụ nữ đang mang thai nhưng bị rời xa.Không những nhắc nhở về những kỉ niệm đẹp của cả 2 khi ông còn sống, trong thư bà cũng trách ông nhiều thứ, bà trách ông đã hứa sống bên nhau đến già rồi đột ngột lại bỏ vợ bỏ con mà đi.Bức thư có đoạn viết: "Em không thể sống được nếu không có anh. Em muốn đi cùng anh, hãy đưa em đi tới bất cứ đâu - nơi mà anh đang sống. Trên thế gian này, em mãi không thể quên được tình yêu em dành cho anh. Nỗi buồn khi không có anh dài như vô tận, em sẽ sống sao đây với đứa con đang mang trong bụng mà không có anh bên mình".Cuối thư bà vẫn yếu đuối xin ông hãy trở về tìm bà trong những giấc chiêm bao. "Mỗi khi chúng ta nằm xuống bên nhau, anh luôn nói với em, "Những người khác có trân trọng và yêu thương nhau như chúng ta không?" Cớ sao chàng có thể bỏ lại tất cả những điều đó và ra đi trước thiếp?"Các nhà khoa học cho biết, tìm hiểu xác ướp, họ nhận thấy, Eung-tae có ngoại hình cao, to hơn người đàn ông Hàn Quốc thời điểm bấy giờ. Phần da và râu được bảo quản tốt cho thấy khi còn sống, ông có vẻ ngoại hình ưa nhìn.Ngoài bức thư tình, một đôi dép đan từ tóc của người phụ nữ cũng được tìm thấy ở cạnh đầu của xác ướp trong mộ. Các nhà khoa học cho rằng, đôi dép làm bằng tóc xuất hiện trong văn học Hàn Quốc như một biểu tượng của tình yêu và hy vọng sẽ khỏe mạnh trở lại khi mắc bệnh.Sau khi xác ướp Eung Tae được phát hiện vào năm 1998, câu chuyện cảm động và nội dung của lá thư đã trở nên nổi tiếng và là niềm cảm hứng cho các ca khúc, nhạc kịch và đặc biệt là địa danh cầu Woryeonggyo nổi tiếng của thành phố Andong.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Năm 1998, người ta vô tình phát hiện ra một ngôi mộ chứa xác ướp có niên đại 450 năm, cùng nhiều món đồ tùy táng khi đang quy hoạch cải tạo khu vực Jeongsang-dong của thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, người đàn ông này có tên là Eung Tae - được cho là một thành viên của gia tộc cổ đại Goseong Yi của Hàn Quốc, còn bức thư đặt trên người Eung Tae là của người vợ đang mang thai.
Gia đình ông gồm 4 người, 2 vợ chồng ông Eung Tae, một đứa con và tính cả đứa con trong bụng bà xã ông. Vào thời điểm đó, một căn bệnh truyền nhiễm đang hoành hành trong vùng và cướp đi mạng sống của nhiều người.
Ông Eung Tae cũng không phải ngoại lệ, ông đã mắc bệnh và phải vĩnh biệt vợ con ở tuổi 31. Khi tìm được xác ướp của ông, lá thư mà ông giữ khư khư bên mình khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ.
Sau khi nghiên cứu, xác định lá thư tay được viết vào năm 1586 trên giấy Hanji, loại giấy truyền thống của Hàn Quốc, rộng 58cm và dài 34cm.
Bức thư tình đầy cảm động này được tìm thấy trên ngực của Eun Tae, tiết lộ nỗi buồn, sự mất mát, khổ đau mà vợ của người quá cố phải chịu đựng. Cả bức thư toát lên một sự buồn đau tột độ của người phụ nữ đang mang thai nhưng bị rời xa.
Không những nhắc nhở về những kỉ niệm đẹp của cả 2 khi ông còn sống, trong thư bà cũng trách ông nhiều thứ, bà trách ông đã hứa sống bên nhau đến già rồi đột ngột lại bỏ vợ bỏ con mà đi.
Bức thư có đoạn viết: "Em không thể sống được nếu không có anh. Em muốn đi cùng anh, hãy đưa em đi tới bất cứ đâu - nơi mà anh đang sống. Trên thế gian này, em mãi không thể quên được tình yêu em dành cho anh. Nỗi buồn khi không có anh dài như vô tận, em sẽ sống sao đây với đứa con đang mang trong bụng mà không có anh bên mình".
Cuối thư bà vẫn yếu đuối xin ông hãy trở về tìm bà trong những giấc chiêm bao. "Mỗi khi chúng ta nằm xuống bên nhau, anh luôn nói với em, "Những người khác có trân trọng và yêu thương nhau như chúng ta không?" Cớ sao chàng có thể bỏ lại tất cả những điều đó và ra đi trước thiếp?"
Các nhà khoa học cho biết, tìm hiểu xác ướp, họ nhận thấy, Eung-tae có ngoại hình cao, to hơn người đàn ông Hàn Quốc thời điểm bấy giờ. Phần da và râu được bảo quản tốt cho thấy khi còn sống, ông có vẻ ngoại hình ưa nhìn.
Ngoài bức thư tình, một đôi dép đan từ tóc của người phụ nữ cũng được tìm thấy ở cạnh đầu của xác ướp trong mộ. Các nhà khoa học cho rằng, đôi dép làm bằng tóc xuất hiện trong văn học Hàn Quốc như một biểu tượng của tình yêu và hy vọng sẽ khỏe mạnh trở lại khi mắc bệnh.
Sau khi xác ướp Eung Tae được phát hiện vào năm 1998, câu chuyện cảm động và nội dung của lá thư đã trở nên nổi tiếng và là niềm cảm hứng cho các ca khúc, nhạc kịch và đặc biệt là địa danh cầu Woryeonggyo nổi tiếng của thành phố Andong.