Một bóng đen bí ẩn xuất hiện trên bề mặt Sao Mộc - hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời khiến nhiều người bất ngờ. Đây là hình ảnh được tàu vũ trụ Juno của NASA ghi lại.Nhìn nó hệt như một lỗ đen đáng sợ. Tuy nhiên, trên thực tế đây là bóng đen của Ganymede - mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc để lại trên hành trình di chuyển của nó.Để chụp được tấm ảnh tuyệt đẹp này, tàu Juno đã bay ở khoảng cách 71.000 km từ bề mặt Sao Mộc, gần hơn khoảng 15 lần so với khoảng cách quỹ đạo 1,1 triệu km của Ganymede."JunoCam đã chụp được hình ảnh này từ khoảng cách rất gần Sao Mộc, làm cho bóng của Ganymede xuất hiện đặc biệt lớn", NASA cho biết.Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Thậm chí nó còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương, vốn đã từng được coi là một hành tinh.Ganymede quay một vòng quanh Sao Mộc hết hơn 7 ngày. Tính theo khoảng cách đến Sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh và đứng thứ 3 trong 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc.Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt.Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200 km trong lòng vệ tinh.Bề mặt của nó có 2 kiểu địa hình chính. Vùng tối màu có vô số những hố thiên thạch, được hình thành 4 tỉ năm trước và chiếm 1/3 diện tích bề mặt vệ tinh. Phần còn lại là vùng sáng màu hơn có nhiều những rặng núi và đường rãnh hình thành muộn hơn một chút.Nguyên nhân của những vết đứt gãy địa tầng xuất hiện trên vùng sáng của Ganymede có thể là từ những hoạt động địa chất sinh ra từ nhiệt ma sát do biến dạng của Ganymede dưới lực hấp dẫn từ Sao Mộc.Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời đã phát hiện được sự xuất hiện của quyển từ. Từ quyển của Ganymede rất yếu sinh ra do những quá trình đối lưu trong phần lõi kim loại nóng chảy của nó.Từ quyển này gần như không đáng kể khi so với từ trường cực mạnh của Sao Mộc. Từ quyển của Ganymede kết nối với từ trường của Sao Mộc bằng các đường sức từ không khép kín. Người ta cũng đã phát hiện ra dấu vết của một lớp khí quyển rất mỏng trên bề mặt của Ganymede.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Một bóng đen bí ẩn xuất hiện trên bề mặt Sao Mộc - hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời khiến nhiều người bất ngờ. Đây là hình ảnh được tàu vũ trụ Juno của NASA ghi lại.
Nhìn nó hệt như một lỗ đen đáng sợ. Tuy nhiên, trên thực tế đây là bóng đen của Ganymede - mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc để lại trên hành trình di chuyển của nó.
Để chụp được tấm ảnh tuyệt đẹp này, tàu Juno đã bay ở khoảng cách 71.000 km từ bề mặt Sao Mộc, gần hơn khoảng 15 lần so với khoảng cách quỹ đạo 1,1 triệu km của Ganymede.
"JunoCam đã chụp được hình ảnh này từ khoảng cách rất gần Sao Mộc, làm cho bóng của Ganymede xuất hiện đặc biệt lớn", NASA cho biết.
Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Thậm chí nó còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương, vốn đã từng được coi là một hành tinh.
Ganymede quay một vòng quanh Sao Mộc hết hơn 7 ngày. Tính theo khoảng cách đến Sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh và đứng thứ 3 trong 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc.
Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt.
Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200 km trong lòng vệ tinh.
Bề mặt của nó có 2 kiểu địa hình chính. Vùng tối màu có vô số những hố thiên thạch, được hình thành 4 tỉ năm trước và chiếm 1/3 diện tích bề mặt vệ tinh. Phần còn lại là vùng sáng màu hơn có nhiều những rặng núi và đường rãnh hình thành muộn hơn một chút.
Nguyên nhân của những vết đứt gãy địa tầng xuất hiện trên vùng sáng của Ganymede có thể là từ những hoạt động địa chất sinh ra từ nhiệt ma sát do biến dạng của Ganymede dưới lực hấp dẫn từ Sao Mộc.
Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời đã phát hiện được sự xuất hiện của quyển từ. Từ quyển của Ganymede rất yếu sinh ra do những quá trình đối lưu trong phần lõi kim loại nóng chảy của nó.
Từ quyển này gần như không đáng kể khi so với từ trường cực mạnh của Sao Mộc. Từ quyển của Ganymede kết nối với từ trường của Sao Mộc bằng các đường sức từ không khép kín. Người ta cũng đã phát hiện ra dấu vết của một lớp khí quyển rất mỏng trên bề mặt của Ganymede.