Một căn nhà bốn tầng ở TP Thuận An (Bình Dương) bất ngờ bị nghiêng, có nguy cơ đổ sập de dọa tính mạng người dân.Căn nhà bị nghiêng thuộc dự án nhà liền kề ba căn. Công trình này được đưa vào sử dụng năm 2018. Nhìn bằng mắt thường căn nhà này bị nghiêng so với trục vuông góc mặt đất tính từ đỉnh công trình khoảng 0,3 đến 0,4 m.Được biết, khu vực đất nơi công trình này xây dựng có nguồn gốc là đất nông nghiệp, gần sông Sài Gòn, dễ sụt lún.Ngôi nhà hiện đang được gia cố "chống nạng" tạm thời bằng các cọc sắt để giữ an toàn.Hơn 200 người dân ở khu tập thể A7, đường Nguyễn Chính (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) đang sống trong nỗi sợ hãi khi ngôi nhà bị nứt nẻ ở nhiều nơi. Lối cầu thang duy nhất dẫn lên tòa nhà đang tách rời khỏi tường chịu lực và được “chống nạng” bằng những giàn giáo sắt từ tầng 1 lên đến tầng 5.Ngôi nhà chỉ có một lối cầu thang duy nhất dẫn từ tầng 1 lên tầng 5. Từ cuối năm 2010 đến nay, cầu thang ngôi nhà được gia cố thêm những giàn giáo sắt trước nguy cơ đổ sập.Những thanh sắt được hàn nối với nhau chống đỡ những trụ, dầm ngôi nhà đang có dấu hiệu quá tải.Phần mạch nối giữa cầu thang và tường chịu lực của khu nhà đang bị bóc tách tạo thành những vết nứt chạy dài từ tầng 1 lên đến tầng 5. Không còn cách nào khác, khu nhà đành phải chịu cảnh "chống nạng" chờ sập.Khoảng 14-15 hộ dân tại ngõ 52 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) buộc phải dùng những thanh sắt cố định tạm bợ, nẹp bao quanh tường nhà, sau đó đấu nối để dựa vào chung cư bên cạnh đề phòng trường hợp đổ sập.Vào năm 2009, sau khi đào móng xây dựng chung cư Lilama (số 52 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội), hàng chục căn nhà nằm kế bên bắt đầu xuất hiện hiện tượng sụt lún và nứt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân.Để tránh đổ sập, những khung sắt cỡ lớn được giăng chằng chịt, nẹp tạm bợ bao quanh tường nhà dân, sau đó đấu nối để dựa vào chung cư Lilama để tránh trường hợp nhà bị đổ sập.Xung quanh các vị trí đặt các thanh sắt xuất hiện dấu hiệu nứt, không an toàn. Tuy nhiên, vì không chấp thuận mức đền bù, các hộ dân còn lại chấp nhận bám trụ.
Một căn nhà bốn tầng ở TP Thuận An (Bình Dương) bất ngờ bị nghiêng, có nguy cơ đổ sập de dọa tính mạng người dân.
Căn nhà bị nghiêng thuộc dự án nhà liền kề ba căn. Công trình này được đưa vào sử dụng năm 2018. Nhìn bằng mắt thường căn nhà này bị nghiêng so với trục vuông góc mặt đất tính từ đỉnh công trình khoảng 0,3 đến 0,4 m.
Được biết, khu vực đất nơi công trình này xây dựng có nguồn gốc là đất nông nghiệp, gần sông Sài Gòn, dễ sụt lún.
Ngôi nhà hiện đang được gia cố "chống nạng" tạm thời bằng các cọc sắt để giữ an toàn.
Hơn 200 người dân ở khu tập thể A7, đường Nguyễn Chính (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) đang sống trong nỗi sợ hãi khi ngôi nhà bị nứt nẻ ở nhiều nơi. Lối cầu thang duy nhất dẫn lên tòa nhà đang tách rời khỏi tường chịu lực và được “chống nạng” bằng những giàn giáo sắt từ tầng 1 lên đến tầng 5.
Ngôi nhà chỉ có một lối cầu thang duy nhất dẫn từ tầng 1 lên tầng 5. Từ cuối năm 2010 đến nay, cầu thang ngôi nhà được gia cố thêm những giàn giáo sắt trước nguy cơ đổ sập.
Những thanh sắt được hàn nối với nhau chống đỡ những trụ, dầm ngôi nhà đang có dấu hiệu quá tải.
Phần mạch nối giữa cầu thang và tường chịu lực của khu nhà đang bị bóc tách tạo thành những vết nứt chạy dài từ tầng 1 lên đến tầng 5. Không còn cách nào khác, khu nhà đành phải chịu cảnh "chống nạng" chờ sập.
Khoảng 14-15 hộ dân tại ngõ 52 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) buộc phải dùng những thanh sắt cố định tạm bợ, nẹp bao quanh tường nhà, sau đó đấu nối để dựa vào chung cư bên cạnh đề phòng trường hợp đổ sập.
Vào năm 2009, sau khi đào móng xây dựng chung cư Lilama (số 52 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội), hàng chục căn nhà nằm kế bên bắt đầu xuất hiện hiện tượng sụt lún và nứt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân.
Để tránh đổ sập, những khung sắt cỡ lớn được giăng chằng chịt, nẹp tạm bợ bao quanh tường nhà dân, sau đó đấu nối để dựa vào chung cư Lilama để tránh trường hợp nhà bị đổ sập.
Xung quanh các vị trí đặt các thanh sắt xuất hiện dấu hiệu nứt, không an toàn. Tuy nhiên, vì không chấp thuận mức đền bù, các hộ dân còn lại chấp nhận bám trụ.