Điều các nhà khoa học lo lắng nhất hiện nay là những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện và khiến các vắc xin hiện nay bị mất tác dụng, khiến cho nỗ lực của cả thế giới tan biến.Theo một báo cáo mới đây của nhóm học giả về các viễn cảnh về sự hoành hành lâu dài của SARS-CoV-2, việc tiêu diệt hoàn toàn virus là "khó xảy ra", họ tin rằng các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện.Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sự biến đổi kháng nguyên sẽ tích tụ dần dần ở virus SARS-CoV-2 và cuối cùng khiến các vắc xin hiện tại mất tác dụng.Mới đây, tại Hàn Quốc đã phát hiện 2 ca mắc biến thể Delta Plus của virus SARS-CoV-2. Biến thể Delta Plus là "hậu duệ" của biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ. Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N, giúp phân biệt nó với biến thể Delta thông thường.K417N cũng được tìm thấy trong biến thể Beta lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi. Biến thể Beta với đột biến K417N từng thoát khỏi các kháng thể do vắc-xin COVID-19 tạo ra.Nói cách khác, có khả năng vắc-xin COVID-19 sẽ không thể chống lại đột biến này một cách hiệu quả. Biến thể Delta Plus cũng giống như vậy, gây lo ngại làm ảnh hưởng tới các liệu pháp kháng thể được sử dụng để điều trị COVID-19.Biến thể Delta Plus có một số đặc điểm: dễ lây truyền hơn, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể đơn dòng - một liệu pháp truyền kháng thể mạnh qua đường tĩnh mạch để vô hiệu hóa virus, từ đó giảm hiệu quả của điều trị và vắc xin.Biến thể Delta Plus còn có thể có lợi thế trong việc lây nhiễm và lây lan giữa những người đã bị nhiễm bệnh trong các đợt dịch trước đó, hoặc những người có sức khỏe yếu, có bệnh nền…Tại Ấn Độ, biến thể Delta được cho là tác nhân chính của đợt bùng phát thứ hai tại nước này, biến thể Delta Plus đe dọa có thể tiếp tục là nguyên nhân gây ra làn sóng lây nhiễm thứ ba và nếu nó có khả năng kháng vắc xin, đây sẽ là thảm họa đối với nhân loại.Các nhà khoa học cho rằng, nhà chức trách cần tiếp tục ngăn chặn việc virus lây lan để giảm nguy cơ xuất hiện một biến thể mới có khả năng kháng vắc xin.Bên cạnh đó, cũng kêu gọi tập trung nghiên cứu loại vắc xin không chỉ giúp ngăn mắc COVID-19 và giảm nguy cơ phải nhập viện mà còn "tạo ra mức độ miễn dịch niêm mạc cao và lâu dài".Mục tiêu phải là "giảm việc nhiễm virus và lây truyền bệnh ở những người đã được tiêm chủng". Các nhà khoa học cũng cảnh báo, khi vắc xin ngày càng được tiêm nhiều hơn, lợi thế lây nhiễm của một loại virus kháng vắc xin sẽ tăng lên.Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News.
Điều các nhà khoa học lo lắng nhất hiện nay là những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện và khiến các vắc xin hiện nay bị mất tác dụng, khiến cho nỗ lực của cả thế giới tan biến.
Theo một báo cáo mới đây của nhóm học giả về các viễn cảnh về sự hoành hành lâu dài của SARS-CoV-2, việc tiêu diệt hoàn toàn virus là "khó xảy ra", họ tin rằng các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sự biến đổi kháng nguyên sẽ tích tụ dần dần ở virus SARS-CoV-2 và cuối cùng khiến các vắc xin hiện tại mất tác dụng.
Mới đây, tại Hàn Quốc đã phát hiện 2 ca mắc biến thể Delta Plus của virus SARS-CoV-2. Biến thể Delta Plus là "hậu duệ" của biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ. Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N, giúp phân biệt nó với biến thể Delta thông thường.
K417N cũng được tìm thấy trong biến thể Beta lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi. Biến thể Beta với đột biến K417N từng thoát khỏi các kháng thể do vắc-xin COVID-19 tạo ra.
Nói cách khác, có khả năng vắc-xin COVID-19 sẽ không thể chống lại đột biến này một cách hiệu quả. Biến thể Delta Plus cũng giống như vậy, gây lo ngại làm ảnh hưởng tới các liệu pháp kháng thể được sử dụng để điều trị COVID-19.
Biến thể Delta Plus có một số đặc điểm: dễ lây truyền hơn, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể đơn dòng - một liệu pháp truyền kháng thể mạnh qua đường tĩnh mạch để vô hiệu hóa virus, từ đó giảm hiệu quả của điều trị và vắc xin.
Biến thể Delta Plus còn có thể có lợi thế trong việc lây nhiễm và lây lan giữa những người đã bị nhiễm bệnh trong các đợt dịch trước đó, hoặc những người có sức khỏe yếu, có bệnh nền…
Tại Ấn Độ, biến thể Delta được cho là tác nhân chính của đợt bùng phát thứ hai tại nước này, biến thể Delta Plus đe dọa có thể tiếp tục là nguyên nhân gây ra làn sóng lây nhiễm thứ ba và nếu nó có khả năng kháng vắc xin, đây sẽ là thảm họa đối với nhân loại.
Các nhà khoa học cho rằng, nhà chức trách cần tiếp tục ngăn chặn việc virus lây lan để giảm nguy cơ xuất hiện một biến thể mới có khả năng kháng vắc xin.
Bên cạnh đó, cũng kêu gọi tập trung nghiên cứu loại vắc xin không chỉ giúp ngăn mắc COVID-19 và giảm nguy cơ phải nhập viện mà còn "tạo ra mức độ miễn dịch niêm mạc cao và lâu dài".
Mục tiêu phải là "giảm việc nhiễm virus và lây truyền bệnh ở những người đã được tiêm chủng". Các nhà khoa học cũng cảnh báo, khi vắc xin ngày càng được tiêm nhiều hơn, lợi thế lây nhiễm của một loại virus kháng vắc xin sẽ tăng lên.