Theo tờ Live science, hai hòn đá cổ được điêu khắc thành đầu rắn có mắt được phát hiện trong một cuộc khai quật tại Kamyana Mohyla, gần thành phố Terpinnya.
Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện hòn đá lạ từ năm 2016 nhưng đến nay họ mới có chút ít manh mối về chúng.
Hai viên đá có độ tuổi khác nhau nhưng được tìm thấy gần khu vực xương cổ, đá lửa thuộc thời kỳ đồ đá giữa, giữa thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đố đá mới.
|
"Đầu rắn" 8.300 năm tuổi tiết lộ nghi lễ thời đồ đá
|
Nhà khảo cổ Nadiia Kotova, Viện Khoa học Khảo cổ Quốc gia (NAS) của Ukraine, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Hai hòn này có hình dáng kỳ lạ nhất trong những hòn đá được phát hiện. Nhiều khả năng chúng được sử dụng cho mục đích nghi lễ".
Một "đầu rắn" được tìm thấy gần đống vỏ sò và công cụ đá lửa, thuộc khoảng những nă, 8.300 đến 7.500 trước công nguyên.
Đầu rắn nhỉ có kích thước khoảng 13x6,8 cm nặng khoảng 1,215 gram. Nó có hình dạng tam giác, đáy phẳng. Hai mắt hình thoi và một đường rộng dài tượng trưng cho cái miệng.
Đầu rắn còn lại được tìm thấy gần lò sưởi có niên địa khoảng 7.400 trước công nguyên. Nó có kích thước khoảng 8,5x5,8 cm, nặng dưới 500 g. Đầu rắn này có hình dáng dẹt, tròn, hai vết sâu thẳm có vẻ là đôi mắt của sinh vật.
Nhiều phát hiện khảo cổ trước đây cho thấy hoạt động của con người thời tiền sử vượt xa khỏi những yêu cầu trước mắt về tìm kiếm thức ăn, đồ mặc, và nơi ở. Các nghi thức đặc biệt liên quan tới cái chết và sự chôn cất đã được tiến hành, mặc dù chắc chắn là khác biệt về cách thức và sự tiến hành ở từng nền văn hoá.