Những ngôi mộ này được cho là tạo ra bởi người Bo, một bộ tộc đã biến mất khoảng 400 năm trước. Mỗi chiếc quan tài được làm từ một thân cây rỗng.Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ngôi mộ lâu đời nhất trong số này được xác định có từ 3000 năm trước và gần nhất đã cách đây 400 năm.Không ai thực sự biết tại sao người Bo lại chôn cất người đã khuất theo cách này. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có thể đó là cách người sống để thân nhân đã khuất của họ được ở gần thần linh nhất.Trong 2 tháng qua, những chiếc quan tài cổ đã được tu tạo với mục đích để bảo tồn chúng.Tuy nhiên, trong quá trình tu tạo 40 chiếc quan tài, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện thêm 16 chiếc mới có niên đại 3.000 năm.Quan tài treo là hình thức chôn cất người chết phổ biến ở phía tây nam Trung Quốc thời xưa. Tuy nhiên, tục lệ này đã ra đi cùng sự biến mất bí ẩn của người Bo. Huyền quan táng là hình thức an táng người chết bằng cách đặt quan tài trên vách đá, phong tục này được tìm thấy một số nơi trên thế giới chủ yếu ở Trung Quốc, Indonesia và Philippines.Tục treo quan tài trên vách đá xuất hiện cách đây hơn 2.000 năm, bắt nguồn từ các dân tộc bản địa cổ đại. Tục lệ này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau.Người xưa quan niệm rằng thân gần với bầu trời hơn, họ sợ chó hoặc bộ tộc săn đầu người sẽ đào xác; do đó việc treo quan tài nhằm để người chết có thể tiếp tục nhìn trời và cảm nhận gió, người chết có thể hướng về người thân và không xâm phạm không gian canh tác.Trong tiếng Trung Quốc, huyền quan có nghĩa là quan tài treo, một nghi lễ an táng truyền thống của người Bách Bộc cổ đại sống ở Vân Nam, Quý Châu và những nơi khác ở tây nam Trung Quốc, ngoài ra còn có người Nam Đảo ở Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Phi.Ở Trung Quốc, nghi thức treo quan tài có từ thời xa xưa. Hơn 1.700 năm trước, Thẩm Oánh, tướng lĩnh Đông Ngô thời Tam Quốc (220-280) đã viết về cách an táng này trong tác phẩm Lâm hải thủy thổ dị vật chí của ông.Một tài liệu thời Nam triều cho biết “có hàng nghìn chiếc quan tài treo trên vách đá” với nhiều hình dạng khác nhau, chủ yếu làm từ một khối gỗ. Người ta thường treo chúng trên vách đá, đặt trên dầm gắn vào vách núi hay phía ngoài hang động…>>>Xem thêm video: Bí ẩn chưa có lời giải về những hình vẽ “ngoằn ngoèo” giữa sa mạc. Nguồn: Kienthucnet.
Những ngôi mộ này được cho là tạo ra bởi người Bo, một bộ tộc đã biến mất khoảng 400 năm trước. Mỗi chiếc quan tài được làm từ một thân cây rỗng.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ngôi mộ lâu đời nhất trong số này được xác định có từ 3000 năm trước và gần nhất đã cách đây 400 năm.
Không ai thực sự biết tại sao người Bo lại chôn cất người đã khuất theo cách này. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có thể đó là cách người sống để thân nhân đã khuất của họ được ở gần thần linh nhất.
Trong 2 tháng qua, những chiếc quan tài cổ đã được tu tạo với mục đích để bảo tồn chúng.
Tuy nhiên, trong quá trình tu tạo 40 chiếc quan tài, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện thêm 16 chiếc mới có niên đại 3.000 năm.
Quan tài treo là hình thức chôn cất người chết phổ biến ở phía tây nam Trung Quốc thời xưa. Tuy nhiên, tục lệ này đã ra đi cùng sự biến mất bí ẩn của người Bo.
Huyền quan táng là hình thức an táng người chết bằng cách đặt quan tài trên vách đá, phong tục này được tìm thấy một số nơi trên thế giới chủ yếu ở Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Tục treo quan tài trên vách đá xuất hiện cách đây hơn 2.000 năm, bắt nguồn từ các dân tộc bản địa cổ đại. Tục lệ này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau.
Người xưa quan niệm rằng thân gần với bầu trời hơn, họ sợ chó hoặc bộ tộc săn đầu người sẽ đào xác; do đó việc treo quan tài nhằm để người chết có thể tiếp tục nhìn trời và cảm nhận gió, người chết có thể hướng về người thân và không xâm phạm không gian canh tác.
Trong tiếng Trung Quốc, huyền quan có nghĩa là quan tài treo, một nghi lễ an táng truyền thống của người Bách Bộc cổ đại sống ở Vân Nam, Quý Châu và những nơi khác ở tây nam Trung Quốc, ngoài ra còn có người Nam Đảo ở Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Phi.
Ở Trung Quốc, nghi thức treo quan tài có từ thời xa xưa. Hơn 1.700 năm trước, Thẩm Oánh, tướng lĩnh Đông Ngô thời Tam Quốc (220-280) đã viết về cách an táng này trong tác phẩm Lâm hải thủy thổ dị vật chí của ông.
Một tài liệu thời Nam triều cho biết “có hàng nghìn chiếc quan tài treo trên vách đá” với nhiều hình dạng khác nhau, chủ yếu làm từ một khối gỗ. Người ta thường treo chúng trên vách đá, đặt trên dầm gắn vào vách núi hay phía ngoài hang động…
>>>Xem thêm video: Bí ẩn chưa có lời giải về những hình vẽ “ngoằn ngoèo” giữa sa mạc. Nguồn: Kienthucnet.