Hoa xác thối (Rafflesia) là một chi thực vật rất hiếm ở Đông Nam Á. Chi này bao gồm loài tạo ra những bông hoa lớn nhất thế giới, một số bông có đường kính thậm chí lên tới hơn 1 mét.Giới chuyên gia cho biết vòng đời của hoa xác thối diễn ra như sau: Trước tiên, một hạt giống nhỏ cần lọt vào vết thương của cây chủ - cây dây leo (Tetrastigma) thuộc họ Nho.Khi đã ở bên trong, hạt vươn ra những sợi nhánh để “đánh cắp” nước và chất dinh dưỡng. Sau đó, các chồi lớn hình giống bắp cải xuất hiện dọc theo cây chủ. Khoảng 6-16 tháng sau, chúng sẽ nở thành những bông hoa khổng lồ.Hoa sinh ra nhiệt và bốc mùi thịt thối, thu hút ruồi. Ruồi bị dính phấn hoa sau đó chúng sẽ bay đến một bông hoa khác giới để giúp thụ phấn. Hoa chỉ tồn tại khoảng 1 tuần. Nếu quá trình thụ phấn thành công, hoa cái sẽ tạo ra quả có chứa hạt.Khi các loài vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, các nhà bảo tồn sẽ tạo ra những quần thể nuôi nhốt mà sau này có thể được đưa trở lại tự nhiên. Nhưng bất chấp nỗ lực của nhiều nhà thực vật học, việc trồng hoa xác thối ở ngoài rừng nhiệt đới được chứng minh là gần như không khả thi.“Thí nghiệm của tôi với hoa xác thối rất vô vọng vì rất khó để lấy được hạt hoa xác thối, vì vậy tôi đã chuyển sang một cách tiếp cận khác”, Sofi Mursidawati, nhà thực vật học thuộc vườn thực vật Bogor, Indonesia chia sẻ.Ghép là quá trình kết hợp hai phần rễ tách biệt của cây chủ Tetrastigma. Bằng cách lấy mẫu từ một cây trồng trong nhà nhiễm hoa xác thối và ghép vào một cây trong vườn, Sofi nhận ra hoa xác thối sẽ tiếp tục phát triển.“Chúng tôi mất 6 năm mới có một bông hoa xác thối nở ở vườn thực vật Bogor”. Nhờ kỹ thuật ghép, Rafflesia patma đã nở 17 lần. Trong dịp hiếm hoi nhóm của Sofi lấy được hạt giống, gần như toàn bộ hạt giống đã trồng đều không thể nở hoa.“Không có bộ quy định cụ thể nào về cách đặt hạt giống. Chúng tôi chỉ chà xát một phần rễ hoặc gốc cây rồi trồng các hạt hoa xác thối vào đó. Có một số công đoạn xử lý, bao gồm ngâm hạt giống trong một dung dịch kích thích chúng nhanh nảy mầm. Tôi kết hợp các phương pháp này để thực hành ngoài vườn", Sofi chia sẻ.Sau 10 năm chờ đợi, vào năm 2022, cây Rafflesia arnodlii đầu tiên được trồng từ hạt đã nở hoa. Đây là một thành tựu phi thường vì là lần đầu tiên thành công việc này.Mời quý độc giả xem video: Kinh ngạc loài hoa biến hình thành “đầu lâu” khi héo tàn
Hoa xác thối (Rafflesia) là một chi thực vật rất hiếm ở Đông Nam Á. Chi này bao gồm loài tạo ra những bông hoa lớn nhất thế giới, một số bông có đường kính thậm chí lên tới hơn 1 mét.
Giới chuyên gia cho biết vòng đời của hoa xác thối diễn ra như sau: Trước tiên, một hạt giống nhỏ cần lọt vào vết thương của cây chủ - cây dây leo (Tetrastigma) thuộc họ Nho.
Khi đã ở bên trong, hạt vươn ra những sợi nhánh để “đánh cắp” nước và chất dinh dưỡng. Sau đó, các chồi lớn hình giống bắp cải xuất hiện dọc theo cây chủ. Khoảng 6-16 tháng sau, chúng sẽ nở thành những bông hoa khổng lồ.
Hoa sinh ra nhiệt và bốc mùi thịt thối, thu hút ruồi. Ruồi bị dính phấn hoa sau đó chúng sẽ bay đến một bông hoa khác giới để giúp thụ phấn. Hoa chỉ tồn tại khoảng 1 tuần. Nếu quá trình thụ phấn thành công, hoa cái sẽ tạo ra quả có chứa hạt.
Khi các loài vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, các nhà bảo tồn sẽ tạo ra những quần thể nuôi nhốt mà sau này có thể được đưa trở lại tự nhiên. Nhưng bất chấp nỗ lực của nhiều nhà thực vật học, việc trồng hoa xác thối ở ngoài rừng nhiệt đới được chứng minh là gần như không khả thi.
“Thí nghiệm của tôi với hoa xác thối rất vô vọng vì rất khó để lấy được hạt hoa xác thối, vì vậy tôi đã chuyển sang một cách tiếp cận khác”, Sofi Mursidawati, nhà thực vật học thuộc vườn thực vật Bogor, Indonesia chia sẻ.
Ghép là quá trình kết hợp hai phần rễ tách biệt của cây chủ Tetrastigma. Bằng cách lấy mẫu từ một cây trồng trong nhà nhiễm hoa xác thối và ghép vào một cây trong vườn, Sofi nhận ra hoa xác thối sẽ tiếp tục phát triển.
“Chúng tôi mất 6 năm mới có một bông hoa xác thối nở ở vườn thực vật Bogor”. Nhờ kỹ thuật ghép, Rafflesia patma đã nở 17 lần. Trong dịp hiếm hoi nhóm của Sofi lấy được hạt giống, gần như toàn bộ hạt giống đã trồng đều không thể nở hoa.
“Không có bộ quy định cụ thể nào về cách đặt hạt giống. Chúng tôi chỉ chà xát một phần rễ hoặc gốc cây rồi trồng các hạt hoa xác thối vào đó. Có một số công đoạn xử lý, bao gồm ngâm hạt giống trong một dung dịch kích thích chúng nhanh nảy mầm. Tôi kết hợp các phương pháp này để thực hành ngoài vườn", Sofi chia sẻ.
Sau 10 năm chờ đợi, vào năm 2022, cây Rafflesia arnodlii đầu tiên được trồng từ hạt đã nở hoa. Đây là một thành tựu phi thường vì là lần đầu tiên thành công việc này.
Mời quý độc giả xem video: Kinh ngạc loài hoa biến hình thành “đầu lâu” khi héo tàn