Gò đất nổi hình rắn được nhiều người biết đến có tên Serpent Mound (Gò Rắn). Nằm ở phía Nam Ohio, Mỹ, gò đất có hình thù độc đáo này có chiều dài 1.330m và cao trung bình 1m.Theo các chuyên gia, Gò Rắn là gò đất có từ thời tiền sử. Đây là một trong số ít các di tích thời cổ đại tồn tại đến ngày nay. Chính vì vậy, cấu trúc bí ẩn này có giá trị lớn về văn hóa - lịch sử.Việc gò đất có hình một con rắn khiến giới chuyên gia "vắt óc" đi tìm lời giải suốt nhiều thập kỷ qua. Một số tài liệu cổ mô tả gò đất ban đầu là con rắn nuốt một quả trứng. Vì một lý do nào đó mà nó biến thành gò đất.Tuy nhiên, một vài giả thuyết khác cho rằng, Gò Rắn có hình dáng độc lạ như vậy là vì nó tượng trưng cho các tuần trăng, thời gian, các mùa trong năm hay hiện tượng nhật thực.Thậm chí, một quan điểm suy đoán gò đất có hình con rắn được xây dựng với mục đích tâm linh. Điều này xuất phát từ việc một số nền văn minh cổ xưa tôn sùng loài rắn. Họ cho rằng, loài động vật này có sức mạnh siêu nhiên nên tạo ra gò đất có hình con rắn. Người xưa làm như vậy với hy vọng có thể sử dụng sức mạnh siêu nhiên đó giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.Các nhà khoa học đã tìm thấy một số ngôi mộ gần Gò Rắn. Từ đây, họ suy đoán gò đất đặc biệt này có thể do con người tạo ra nhưng với mục đích gì thì chưa thể lý giải.Đến cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ học Frederic Ward Putnam tại Đại học Harvard - một trong những chuyên gia tiến hành cuộc khai quật sớm nhất tại Gò Rắn - cho hay nơi này có thể là "sản phẩm" của người Mỹ bản địa.Tuy nhiên, nhà khảo cổ Putnam chưa thể xác định chính xác Gò Rắn được người Mỹ bản địa tạo ra trong giai đoạn từ năm 500 trước Công nguyên - 200 sau Công nguyên hay từ năm 1000 - 1650.Với nhiều bí ẩn chưa được giải mã, Gò Rắn là một trong những địa điểm hấp dẫn đối với giới nghiên cứu tìm kiếm lời giải.Vào năm 1967, Hiệp hội Lịch sử Ohio mở một bảo tàng cùng tên gần Gò Rắn. Giới chức trách cũng xây một con đường dưới chân gò đất hình con rắn để cho du khách ngắm nhìn kiến trúc bí ẩn này một cách dễ dàng.Mời độc giả xem video: Trồng sả để phòng rắn, 2 người ở An Giang bị rắn cắn tại bụi sả. Nguồn: THDT.
Gò đất nổi hình rắn được nhiều người biết đến có tên Serpent Mound (Gò Rắn). Nằm ở phía Nam Ohio, Mỹ, gò đất có hình thù độc đáo này có chiều dài 1.330m và cao trung bình 1m.
Theo các chuyên gia, Gò Rắn là gò đất có từ thời tiền sử. Đây là một trong số ít các di tích thời cổ đại tồn tại đến ngày nay. Chính vì vậy, cấu trúc bí ẩn này có giá trị lớn về văn hóa - lịch sử.
Việc gò đất có hình một con rắn khiến giới chuyên gia "vắt óc" đi tìm lời giải suốt nhiều thập kỷ qua. Một số tài liệu cổ mô tả gò đất ban đầu là con rắn nuốt một quả trứng. Vì một lý do nào đó mà nó biến thành gò đất.
Tuy nhiên, một vài giả thuyết khác cho rằng, Gò Rắn có hình dáng độc lạ như vậy là vì nó tượng trưng cho các tuần trăng, thời gian, các mùa trong năm hay hiện tượng nhật thực.
Thậm chí, một quan điểm suy đoán gò đất có hình con rắn được xây dựng với mục đích tâm linh. Điều này xuất phát từ việc một số nền văn minh cổ xưa tôn sùng loài rắn. Họ cho rằng, loài động vật này có sức mạnh siêu nhiên nên tạo ra gò đất có hình con rắn. Người xưa làm như vậy với hy vọng có thể sử dụng sức mạnh siêu nhiên đó giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các nhà khoa học đã tìm thấy một số ngôi mộ gần Gò Rắn. Từ đây, họ suy đoán gò đất đặc biệt này có thể do con người tạo ra nhưng với mục đích gì thì chưa thể lý giải.
Đến cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ học Frederic Ward Putnam tại Đại học Harvard - một trong những chuyên gia tiến hành cuộc khai quật sớm nhất tại Gò Rắn - cho hay nơi này có thể là "sản phẩm" của người Mỹ bản địa.
Tuy nhiên, nhà khảo cổ Putnam chưa thể xác định chính xác Gò Rắn được người Mỹ bản địa tạo ra trong giai đoạn từ năm 500 trước Công nguyên - 200 sau Công nguyên hay từ năm 1000 - 1650.
Với nhiều bí ẩn chưa được giải mã, Gò Rắn là một trong những địa điểm hấp dẫn đối với giới nghiên cứu tìm kiếm lời giải.
Vào năm 1967, Hiệp hội Lịch sử Ohio mở một bảo tàng cùng tên gần Gò Rắn. Giới chức trách cũng xây một con đường dưới chân gò đất hình con rắn để cho du khách ngắm nhìn kiến trúc bí ẩn này một cách dễ dàng.
Mời độc giả xem video: Trồng sả để phòng rắn, 2 người ở An Giang bị rắn cắn tại bụi sả. Nguồn: THDT.