Lâu Lan là một cổ quốc, xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương. Phía đông giáp Đôn Hoàng (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc); phía tây bắc giáp với An Kỳ và Úy Lê (Tân Cương); phía tây nam giáp với Nhược Khương và Thả Mạt (Tân Cương).Nằm trên tuyến đường tơ lụa, Lâu Lan nhanh chóng trở thành một quốc gia phồn thịnh nhờ những hoạt động mậu dịch. Bởi vì vị trí địa lý của Lâu Lan vô cùng trọng yếu nên nó luôn là mảnh đất bị Hán triều và Hung Nô tranh đoạt.Tuy phát triển mạnh mẽ, cổ quốc Lâu Lan chỉ tồn tại vài trăm năm và biến mất một cách bí ẩn, có người đã gọi Lâu Lan là “Pompeii giữa lòng sa mạc”. Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina hay Kroran.Quốc gia cổ đại Lâu Lan không để lại bất kỳ tài liệu lịch sử nào, chỉ có thể nghiên cứu qua các ghi chép trong sách sử của các nước láng giềng. Thời điểm được phát hiện, cảnh vật trong thành vẫn nguyên vẹn, rất ít các di hài.Theo các ghi chép, trong 36 nước ở Tây Vực ở Tân Cương thì kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Lâu Lan có hơn 1,5 nghìn hộ gia đình với dân số hơn 14,1 nghìn người.Năm 1901, một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Seven Herdin đã phát hiện ra tàn tích của thành cổ Lâu Lan với diện tích hơn 100 nghìn mét vuông. Có thể nói, Lâu Lan là một trong những thành tựu khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.Tuy nhiên, điều khiến người ta hiếu kỳ nhất về cổ quốc này là bí ẩn về sự mất tích của Lâu Lan. Có một số thuyết pháp được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Một là thuyết về sự suy thoái sinh thái.Lập luận này cho rằng Lâu Lan đã kiến lập một thành cổ rộng hơn 100.000 mét vuông bên cạnh Lop Nur. Khi Lâu Lan còn phồn thịnh, những rặng cây lớn đã bị đốn hạ để làm mộ táng mặt trời thần bí.Do người Lâu Lan chặt phá rừng ồ ạt, cộng thêm sự chuyển hướng dòng nước của sông Tarim, Lop Nur di chuyển về phía bắc, cuối cùng nguồn nước của thành phố Lâu Lan đã cạn kiệt và bị bão sa mạc nhấn chìm.Cũng có người kể rằng, cổ quốc Lâu Lan tọa lạc tại trung tâm của Con đường tơ lụa, các bên đều muốn chiếm đóng nơi này, do đó, các cuộc chiến tranh thường xuyên đã phá hủy nền văn minh Lâu Lan và khiến nó biến mất trong lịch sử trong chớp mắt.Còn có thuyết về bệnh dịch cũng có rất nhiều người ủng hộ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đã có một đợt bùng phát khủng khiếp ở Lâu Lan, có khả năng là dịch sốt. Do sự khốc liệt của dịch bệnh, người dân hoặc chết vì dịch, hoặc trốn đi nơi khác, cuối cùng chỉ còn lưu lại một thành phố chết.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Lâu Lan là một cổ quốc, xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương. Phía đông giáp Đôn Hoàng (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc); phía tây bắc giáp với An Kỳ và Úy Lê (Tân Cương); phía tây nam giáp với Nhược Khương và Thả Mạt (Tân Cương).
Nằm trên tuyến đường tơ lụa, Lâu Lan nhanh chóng trở thành một quốc gia phồn thịnh nhờ những hoạt động mậu dịch. Bởi vì vị trí địa lý của Lâu Lan vô cùng trọng yếu nên nó luôn là mảnh đất bị Hán triều và Hung Nô tranh đoạt.
Tuy phát triển mạnh mẽ, cổ quốc Lâu Lan chỉ tồn tại vài trăm năm và biến mất một cách bí ẩn, có người đã gọi Lâu Lan là “Pompeii giữa lòng sa mạc”. Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina hay Kroran.
Quốc gia cổ đại Lâu Lan không để lại bất kỳ tài liệu lịch sử nào, chỉ có thể nghiên cứu qua các ghi chép trong sách sử của các nước láng giềng. Thời điểm được phát hiện, cảnh vật trong thành vẫn nguyên vẹn, rất ít các di hài.
Theo các ghi chép, trong 36 nước ở Tây Vực ở Tân Cương thì kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Lâu Lan có hơn 1,5 nghìn hộ gia đình với dân số hơn 14,1 nghìn người.
Năm 1901, một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Seven Herdin đã phát hiện ra tàn tích của thành cổ Lâu Lan với diện tích hơn 100 nghìn mét vuông. Có thể nói, Lâu Lan là một trong những thành tựu khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Tuy nhiên, điều khiến người ta hiếu kỳ nhất về cổ quốc này là bí ẩn về sự mất tích của Lâu Lan. Có một số thuyết pháp được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Một là thuyết về sự suy thoái sinh thái.
Lập luận này cho rằng Lâu Lan đã kiến lập một thành cổ rộng hơn 100.000 mét vuông bên cạnh Lop Nur. Khi Lâu Lan còn phồn thịnh, những rặng cây lớn đã bị đốn hạ để làm mộ táng mặt trời thần bí.
Do người Lâu Lan chặt phá rừng ồ ạt, cộng thêm sự chuyển hướng dòng nước của sông Tarim, Lop Nur di chuyển về phía bắc, cuối cùng nguồn nước của thành phố Lâu Lan đã cạn kiệt và bị bão sa mạc nhấn chìm.
Cũng có người kể rằng, cổ quốc Lâu Lan tọa lạc tại trung tâm của Con đường tơ lụa, các bên đều muốn chiếm đóng nơi này, do đó, các cuộc chiến tranh thường xuyên đã phá hủy nền văn minh Lâu Lan và khiến nó biến mất trong lịch sử trong chớp mắt.
Còn có thuyết về bệnh dịch cũng có rất nhiều người ủng hộ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đã có một đợt bùng phát khủng khiếp ở Lâu Lan, có khả năng là dịch sốt. Do sự khốc liệt của dịch bệnh, người dân hoặc chết vì dịch, hoặc trốn đi nơi khác, cuối cùng chỉ còn lưu lại một thành phố chết.