Cung Vương Phủ là một trong những vương phủ thời nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Chủ nhân nơi đây đều là những người có uy quyền thời nhà Thanh, như Cung Thân Vương Dịch Hân - em thứ 6 của vua Hàm Phong, con út của vua Càn Long, đặc biệt là Hòa Thân - sủng thần của vua Càn Long ở đây ở từ 1776-1799. Ảnh: Zhongguo Wang.Trong khuôn viên có phủ đệ và hoa viên, tổng diện tích 60 nghìn m², trong đó phủ đệ chiếm 32.000 m². Ảnh: Zhongguo Wang. Khuôn viên Cung Vương Phủ phủ rợp bóng cây xanh và hoa. Ảnh: Zhongguo WangTrong Cung Vương Phủ, Hòa Thân cho xây dựng một tòa lầu trên núi nhân tạo để ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Ảnh: BaikeĐường lên tòa lầu này còn có một hành lang với lối đi dốc, không có bậc, biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức luôn hanh thông của Hòa Thân. Ảnh: Zhongguo Wang.Theo sử sách, Hòa Thân là một tay chơi có hạng thời bấy giờ. Ông cho xây dựng một cổng theo kiểu phương Tây trong phủ. Ảnh: Sina.Du khách tới đây đều chú ý tới hai ngọn núi nhân tạo mà Hòa Thân cho xây dựng. Trong lòng mỗi ngọn núi, ông đặt một vật trấn trạch. Ảnh: Nipic.Đó là một con tỳ hưu lớn tạc bằng ngọc phỉ thúy xanh rất quý hiếm. Vua Càn Long cũng chỉ có con tỳ hưu nhỏ hơn và bằng bạch ngọc. Ảnh: Zhongguo Wang.Vật trấn trạch thứ hai là chữ Phúc do chính Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, bị Hòa Thân chiếm làm của riêng. Chữ Phúc ấy được Hòa Thân cho tạc vào một khối đá quý trong lòng núi nhân tạo. Ngày nay, khi vào Cung Vương Phủ, du khách đều được vào hang ngắm nhìn chữ Phúc này. Ảnh: Zhongguo Wang.Cung Vương Phủ bây giờ khác nhiều so với thời Hòa Thân làm chủ, tuy nhiên vẫn hàm chứa tinh túy của văn hóa kiến trúc vương phủ đời Thanh. Du khách tới đây sẽ ít nhiều hiểu về cuộc sống xa hoa của Hòa Thân thời bấy giờ, đồng thời còn cảm nhận được giá trị văn hóa lịch sử mà phủ còn lưu giữ. Ảnh: Zhongguo Wang.
Cung Vương Phủ là một trong những vương phủ thời nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Chủ nhân nơi đây đều là những người có uy quyền thời nhà Thanh, như Cung Thân Vương Dịch Hân - em thứ 6 của vua Hàm Phong, con út của vua Càn Long, đặc biệt là Hòa Thân - sủng thần của vua Càn Long ở đây ở từ 1776-1799. Ảnh: Zhongguo Wang.
Trong khuôn viên có phủ đệ và hoa viên, tổng diện tích 60 nghìn m², trong đó phủ đệ chiếm 32.000 m². Ảnh: Zhongguo Wang.
Khuôn viên Cung Vương Phủ phủ rợp bóng cây xanh và hoa. Ảnh: Zhongguo Wang
Trong Cung Vương Phủ, Hòa Thân cho xây dựng một tòa lầu trên núi nhân tạo để ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Ảnh: Baike
Đường lên tòa lầu này còn có một hành lang với lối đi dốc, không có bậc, biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức luôn hanh thông của Hòa Thân. Ảnh: Zhongguo Wang.
Theo sử sách, Hòa Thân là một tay chơi có hạng thời bấy giờ. Ông cho xây dựng một cổng theo kiểu phương Tây trong phủ. Ảnh: Sina.
Du khách tới đây đều chú ý tới hai ngọn núi nhân tạo mà Hòa Thân cho xây dựng. Trong lòng mỗi ngọn núi, ông đặt một vật trấn trạch. Ảnh: Nipic.
Đó là một con tỳ hưu lớn tạc bằng ngọc phỉ thúy xanh rất quý hiếm. Vua Càn Long cũng chỉ có con tỳ hưu nhỏ hơn và bằng bạch ngọc. Ảnh: Zhongguo Wang.
Vật trấn trạch thứ hai là chữ Phúc do chính Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, bị Hòa Thân chiếm làm của riêng. Chữ Phúc ấy được Hòa Thân cho tạc vào một khối đá quý trong lòng núi nhân tạo. Ngày nay, khi vào Cung Vương Phủ, du khách đều được vào hang ngắm nhìn chữ Phúc này. Ảnh: Zhongguo Wang.
Cung Vương Phủ bây giờ khác nhiều so với thời Hòa Thân làm chủ, tuy nhiên vẫn hàm chứa tinh túy của văn hóa kiến trúc vương phủ đời Thanh. Du khách tới đây sẽ ít nhiều hiểu về cuộc sống xa hoa của Hòa Thân thời bấy giờ, đồng thời còn cảm nhận được giá trị văn hóa lịch sử mà phủ còn lưu giữ. Ảnh: Zhongguo Wang.