Có 56 máy bẫy ảnh cài đặt trên thực địa từ 12/3 đến 28/5 trên tiểu khu 33, 37, 38, 48, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, diện tích khảo sát khoảng 11ha. Kết quả ghi nhận được 31 loài động vật với 20 loài thú và 11 loài chim trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.Trong đó, có loài mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) hiện đang trong tình trạng nguy cấp thuộc sách đỏ IUCN năm 2016, đây là một loài thuộc họ hươu nai.Mang Trường sơn là một trong số loài mang nhỏ nhất. Chúng chỉ nặng khoảng 15kg với kích cỡ bằng 1/2 mang Ấn Độ. Được phát hiện đầu tiên ở dãy núi Trường Sơn, Việt Nam năm 1997.Mang Trường Sơn thường sống ở độ cao khoảng 400 – 1000m, ở những nơi mà kích thước nhỏ bé của nó dễ dàng di chuyển dưới những bụi cây rậm rạp.Ngoài ra, bẫy ảnh còn ghi nhận nhiều cá thể động vật khác như khỉ Mặt đỏ (Cacajao calvus), nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB.Khỉ Mặt đỏ có kích thước khoảng 45,6cm (con đực) và 44cm (con cái), trọng lượng từ 2,75kg - 3,5kg. Chúng có bộ lông thay đổi từ màu nâu đỏ sang màu vàng cam, đầu hói và đuôi cực ngắn. Mặc dù có đuôi rất ngắn nhưng loài khỉ này lại cực kỳ nhanh nhẹn trong quá trình di chuyển.Khỉ Mặt Đỏ thường xuống đất để tìm kiếm các hạt ngũ cốc hoặc trái cây rơi xuống đất trong mùa khô. Vào mùa mưa, nước sông dâng lên chúng sẽ phải sống trên cây.Cá thể cầy vằn được bẫy ảnh "bắt" được cũng nằm trong các loài động vật đang trong tình trạng nguy cấp thuộc sách đỏ IUCN năm 2016.Cầy vằn bắc có tên khoa học là Chrotogale owstoni. Đây là loài cầy có kích thước trung bình, quý hiếm và thường sống trong các khu rừng và thung lũng có cây gỗ ở ven sông.Cá thể Trĩ Sao có tên khoa học là Rheinardia ocellata, là một trong những loài chim đẹp nhất tồn tại trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam. Chúng có kích thước khá lớn, sở hữu bộ lông màu nâu hoặc xám đen với vô số đốm trắng nhỏ, trông như bầu trời sao.Chim có đẩu nhỏ, mỏ đỏ, đỉnh đầu được trang trí bằng các lông vũ màu trắng dựng đứng. Trĩ sao trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2m. Trĩ sao mái nhìn gần tương tự, với mào và đuôi ngắn hơn.Ngoài ra còn một số loài như Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum), Gà so Trung Bộ (Arborophila merlini) và một số loài thú như Thỏ vằn (Nesolagus timminsi), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii maritimus)…Được biết, việc đặt bẫy ảnh bên cạnh việc khảo sát các động vật hoang dã đang sinh sống trong rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thì mục tiêu chính cuối cùng là bẫy ảnh loài gà lôi lam mào trắng đặc hữu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Có 56 máy bẫy ảnh cài đặt trên thực địa từ 12/3 đến 28/5 trên tiểu khu 33, 37, 38, 48, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, diện tích khảo sát khoảng 11ha. Kết quả ghi nhận được 31 loài động vật với 20 loài thú và 11 loài chim trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
Trong đó, có loài mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) hiện đang trong tình trạng nguy cấp thuộc sách đỏ IUCN năm 2016, đây là một loài thuộc họ hươu nai.
Mang Trường sơn là một trong số loài mang nhỏ nhất. Chúng chỉ nặng khoảng 15kg với kích cỡ bằng 1/2 mang Ấn Độ. Được phát hiện đầu tiên ở dãy núi Trường Sơn, Việt Nam năm 1997.
Mang Trường Sơn thường sống ở độ cao khoảng 400 – 1000m, ở những nơi mà kích thước nhỏ bé của nó dễ dàng di chuyển dưới những bụi cây rậm rạp.
Ngoài ra, bẫy ảnh còn ghi nhận nhiều cá thể động vật khác như khỉ Mặt đỏ (Cacajao calvus), nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB.
Khỉ Mặt đỏ có kích thước khoảng 45,6cm (con đực) và 44cm (con cái), trọng lượng từ 2,75kg - 3,5kg. Chúng có bộ lông thay đổi từ màu nâu đỏ sang màu vàng cam, đầu hói và đuôi cực ngắn. Mặc dù có đuôi rất ngắn nhưng loài khỉ này lại cực kỳ nhanh nhẹn trong quá trình di chuyển.
Khỉ Mặt Đỏ thường xuống đất để tìm kiếm các hạt ngũ cốc hoặc trái cây rơi xuống đất trong mùa khô. Vào mùa mưa, nước sông dâng lên chúng sẽ phải sống trên cây.
Cá thể cầy vằn được bẫy ảnh "bắt" được cũng nằm trong các loài động vật đang trong tình trạng nguy cấp thuộc sách đỏ IUCN năm 2016.
Cầy vằn bắc có tên khoa học là Chrotogale owstoni. Đây là loài cầy có kích thước trung bình, quý hiếm và thường sống trong các khu rừng và thung lũng có cây gỗ ở ven sông.
Cá thể Trĩ Sao có tên khoa học là Rheinardia ocellata, là một trong những loài chim đẹp nhất tồn tại trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam. Chúng có kích thước khá lớn, sở hữu bộ lông màu nâu hoặc xám đen với vô số đốm trắng nhỏ, trông như bầu trời sao.
Chim có đẩu nhỏ, mỏ đỏ, đỉnh đầu được trang trí bằng các lông vũ màu trắng dựng đứng. Trĩ sao trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2m. Trĩ sao mái nhìn gần tương tự, với mào và đuôi ngắn hơn.
Ngoài ra còn một số loài như Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum), Gà so Trung Bộ (Arborophila merlini) và một số loài thú như Thỏ vằn (Nesolagus timminsi), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii maritimus)…
Được biết, việc đặt bẫy ảnh bên cạnh việc khảo sát các động vật hoang dã đang sinh sống trong rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thì mục tiêu chính cuối cùng là bẫy ảnh loài gà lôi lam mào trắng đặc hữu.