Hai chiếc mũ chiến binh với 2 sừng, được tìm thấy trong vũng lầy ở thị trấn Viksø của Đan Mạch vào đầu thập niên 1940, trước giờ được cho là thuộc về người Viking.Tuy nhiên phát hiện mới đây của các nhà nghiên cứu nói rằng, chúng tồn tại từ thời xa xưa hơn nhiều, vào thời Đồ Đồng ở Bắc Âu cách đây khoảng 3.000 năm.Hai chiếc mũ bảo hiểm bằng đồng được trang trí với những chiếc sừng cong trông giống như bò tót có thể đã khơi nguồn cho ý tưởng vào hơn 1.500 năm sau, người Viking cũng đã đội những chiếc mũ bảo hiểm có sừng ở trên.Năm 1942, một công nhân đã phát hiện ra những chiếc mũ bảo hiểm - có "mắt" và "mỏ" - trong một vũng lầy gần thị trấn Viksø (còn được đánh vần là Veksø) ở miền đông Đan Mạch.Thiết kế của chiếc mũ đã làm các nhà khảo cổ liên tưởng đến các đồ tạo tác có nguồn gốc từ thời đại đồ đồng Bắc Âu (khoảng từ năm 1750 trước Công nguyên đến năm 500 trước Công nguyên), nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được niên đại chắc chắn.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp cacbon phóng xạ để xác định niên đại của lớp nhựa bạch dương cắm trên một trong những chiếc sừng.Helle Vandkilde, một nhà khảo cổ học tại Đại học Aarhus, Đan Mạch, cho biết: "Trong nền văn hóa đại chúng nhiều năm qua, người ta gắn những chiếc mũ bảo hiểm Viksø với người Viking. Nhưng thực ra, không có bằng chứng cho lời đồn đó. Chủ đề về sừng đã có từ thời kỳ đồ đồng."Nghiên cứu của Vandkilde và các đồng nghiệp của xác nhận rằng chiếc mũ được đặt trong đầm lầy để hiến dâng lên các vị thần vào khoảng năm 900 Trước Công nguyên, tức khoảng 1.500 năm trước khi người Viking đặt chân tới Viksø.Theo nghiên cứu, các chi tiết tỉ mỉ trên mũ chiến binh khá tương đồng với một di vật khác được tìm thấy ở đảo Sardinia, đều cho thấy "những người đội mũ muốn thể hiện quyền lực" - muốn được nhìn nhận như thần linh hay á thần.Việc một chiếc mũ được tìm thấy trong tàn tro, đã củng cố giả thiết rằng những chiếc mũ được sáng tạo cho nghi lễ tâm linh thay vì dùng để tham gia vào chiến tranh.
Hai chiếc mũ chiến binh với 2 sừng, được tìm thấy trong vũng lầy ở thị trấn Viksø của Đan Mạch vào đầu thập niên 1940, trước giờ được cho là thuộc về người Viking.
Tuy nhiên phát hiện mới đây của các nhà nghiên cứu nói rằng, chúng tồn tại từ thời xa xưa hơn nhiều, vào thời Đồ Đồng ở Bắc Âu cách đây khoảng 3.000 năm.
Hai chiếc mũ bảo hiểm bằng đồng được trang trí với những chiếc sừng cong trông giống như bò tót có thể đã khơi nguồn cho ý tưởng vào hơn 1.500 năm sau, người Viking cũng đã đội những chiếc mũ bảo hiểm có sừng ở trên.
Năm 1942, một công nhân đã phát hiện ra những chiếc mũ bảo hiểm - có "mắt" và "mỏ" - trong một vũng lầy gần thị trấn Viksø (còn được đánh vần là Veksø) ở miền đông Đan Mạch.
Thiết kế của chiếc mũ đã làm các nhà khảo cổ liên tưởng đến các đồ tạo tác có nguồn gốc từ thời đại đồ đồng Bắc Âu (khoảng từ năm 1750 trước Công nguyên đến năm 500 trước Công nguyên), nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được niên đại chắc chắn.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp cacbon phóng xạ để xác định niên đại của lớp nhựa bạch dương cắm trên một trong những chiếc sừng.
Helle Vandkilde, một nhà khảo cổ học tại Đại học Aarhus, Đan Mạch, cho biết: "Trong nền văn hóa đại chúng nhiều năm qua, người ta gắn những chiếc mũ bảo hiểm Viksø với người Viking. Nhưng thực ra, không có bằng chứng cho lời đồn đó. Chủ đề về sừng đã có từ thời kỳ đồ đồng."
Nghiên cứu của Vandkilde và các đồng nghiệp của xác nhận rằng chiếc mũ được đặt trong đầm lầy để hiến dâng lên các vị thần vào khoảng năm 900 Trước Công nguyên, tức khoảng 1.500 năm trước khi người Viking đặt chân tới Viksø.
Theo nghiên cứu, các chi tiết tỉ mỉ trên mũ chiến binh khá tương đồng với một di vật khác được tìm thấy ở đảo Sardinia, đều cho thấy "những người đội mũ muốn thể hiện quyền lực" - muốn được nhìn nhận như thần linh hay á thần.
Việc một chiếc mũ được tìm thấy trong tàn tro, đã củng cố giả thiết rằng những chiếc mũ được sáng tạo cho nghi lễ tâm linh thay vì dùng để tham gia vào chiến tranh.