Nhờ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Francesco Ubertosi từ Đại học Bologna (Ý) đã phát hiện 2 cặp hốc khổng lồ, hình dạng và hướng rất khác nhau.2 cặp hốc khổng lồ này nằm ở trung tâm một cụm thiên hà mang tên RBS 797 - những cấu trúc lớn nhất vũ trụ, liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.Những cụm thiên hà này gồm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thiên hà riêng lẻ với lượng khí nóng và vật chất tối khổng lồ, không thể nhìn thấy theo cách thông thường.Khí nóng lan tỏa khắp các cụm có khối lượng lớn hơn nhiều so với bản thân các thiên hà và phát sáng rực rỡ khi "nhìn" bằng tia X theo cách Chandra đã làm.RBS 797 cách trái Đất 3,9 tỉ năm ánh sáng. Các lỗ thủng vũ trụ cùng loại đã từng được phát hiện ở cac cụm thiên hà khác và từ lâu các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết đó là kết quả của những vụ phun trào lỗ đen "quái vật" mạnh mẽ.Khi các lỗ đen "quái vật" cực lớn nuốt được một lượng lớn vật chất, chúng sẽ nhả ra một luồng phản lực khủng khiếp và các luồng này đã xuyên thủng làn khí nóng.Kết quả phân tích dữ liệu RBS 797 quả thật đã xác định 2 lỗ đen quái vật, phóng các luồng phản lực theo 2 hướng gần như vuông góc. Phát hiện là minh chứng rõ ràng cho giả thuyết nêu trên.Giới khoa học định nghĩa lỗ đen (không phải là hố hoặc lỗ nào) mà là một vùng không-thời gian có trường hấp dẫn cực mạnh, đến nỗi không một vật chất, bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra khỏi nó.Lỗ đen sinh ra từ cái chết của một ngôi sao. Cụ thể, khi một ngôi sao bước vào giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao, nó sẽ phồng lên, mất dần khối lượng. Cuối cùng, một vụ nổ khổng lồ sẽ đánh dấu sự hủy diệt của ngôi sao này (gọi là siêu tân tinh).Sau vụ nổ, vật chất bị văng ra ngoài để lại lõi sao. Nếu như một ngôi sao "còn sống", phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ tạo ra một lực đẩy nhằm cân bằng với lực hút từ khối lượng của ngôi sao. Nhưng khi ngôi sao "chết", không còn lực nào chống lại lực hút đó nữa nên lõi sao bắt đầu sụp đổ.Nếu lõi sao khổng lồ sụp đổ thành một điểm nhỏ vô hạn thì một lỗ đen sẽ được sinh ra. Vì lõi sao khổng lồ có khối lượng lớn gấp nhiều lần Mặt Trời bị nén vào một điểm nhỏ như vậy khiến cho lỗ đen có một trường hấp dẫn khổng lồ. Di chuyển đến đâu, nó cũng có thể nuốt chửng vật chất trên đường đi, khiến nó ngày càng lớn và có sức hủy diệt mạnh mẽ.Khi một lõi sao dày đặc, có khối lượng gấp nhiều lần Mặt Trời bị nén vào một phạm vi có kích thước chỉ bằng một thành phố thì tất yếu sinh ra một lực hấp dẫn "điên cuồng", cuốn theo các vật chất, năng lượng gần nó. Từ bụi, khí, năng lượng, bức xạ... lỗ đen cứ thế lớn dần thành "quái vật" thực sự.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Nhờ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Francesco Ubertosi từ Đại học Bologna (Ý) đã phát hiện 2 cặp hốc khổng lồ, hình dạng và hướng rất khác nhau.
2 cặp hốc khổng lồ này nằm ở trung tâm một cụm thiên hà mang tên RBS 797 - những cấu trúc lớn nhất vũ trụ, liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
Những cụm thiên hà này gồm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thiên hà riêng lẻ với lượng khí nóng và vật chất tối khổng lồ, không thể nhìn thấy theo cách thông thường.
Khí nóng lan tỏa khắp các cụm có khối lượng lớn hơn nhiều so với bản thân các thiên hà và phát sáng rực rỡ khi "nhìn" bằng tia X theo cách Chandra đã làm.
RBS 797 cách trái Đất 3,9 tỉ năm ánh sáng. Các lỗ thủng vũ trụ cùng loại đã từng được phát hiện ở cac cụm thiên hà khác và từ lâu các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết đó là kết quả của những vụ phun trào lỗ đen "quái vật" mạnh mẽ.
Khi các lỗ đen "quái vật" cực lớn nuốt được một lượng lớn vật chất, chúng sẽ nhả ra một luồng phản lực khủng khiếp và các luồng này đã xuyên thủng làn khí nóng.
Kết quả phân tích dữ liệu RBS 797 quả thật đã xác định 2 lỗ đen quái vật, phóng các luồng phản lực theo 2 hướng gần như vuông góc. Phát hiện là minh chứng rõ ràng cho giả thuyết nêu trên.
Giới khoa học định nghĩa lỗ đen (không phải là hố hoặc lỗ nào) mà là một vùng không-thời gian có trường hấp dẫn cực mạnh, đến nỗi không một vật chất, bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra khỏi nó.
Lỗ đen sinh ra từ cái chết của một ngôi sao. Cụ thể, khi một ngôi sao bước vào giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao, nó sẽ phồng lên, mất dần khối lượng. Cuối cùng, một vụ nổ khổng lồ sẽ đánh dấu sự hủy diệt của ngôi sao này (gọi là siêu tân tinh).
Sau vụ nổ, vật chất bị văng ra ngoài để lại lõi sao. Nếu như một ngôi sao "còn sống", phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ tạo ra một lực đẩy nhằm cân bằng với lực hút từ khối lượng của ngôi sao. Nhưng khi ngôi sao "chết", không còn lực nào chống lại lực hút đó nữa nên lõi sao bắt đầu sụp đổ.
Nếu lõi sao khổng lồ sụp đổ thành một điểm nhỏ vô hạn thì một lỗ đen sẽ được sinh ra. Vì lõi sao khổng lồ có khối lượng lớn gấp nhiều lần Mặt Trời bị nén vào một điểm nhỏ như vậy khiến cho lỗ đen có một trường hấp dẫn khổng lồ. Di chuyển đến đâu, nó cũng có thể nuốt chửng vật chất trên đường đi, khiến nó ngày càng lớn và có sức hủy diệt mạnh mẽ.
Khi một lõi sao dày đặc, có khối lượng gấp nhiều lần Mặt Trời bị nén vào một phạm vi có kích thước chỉ bằng một thành phố thì tất yếu sinh ra một lực hấp dẫn "điên cuồng", cuốn theo các vật chất, năng lượng gần nó. Từ bụi, khí, năng lượng, bức xạ... lỗ đen cứ thế lớn dần thành "quái vật" thực sự.