Được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và các sở, ngành liên quan, dự án thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản chính thức được triển khai.Để quá trình đánh giá được khách quan, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đánh giá độc lập về nồng độ mùi trước và sau xử lý trong toàn bộ giai đoạn thí điểm.Theo cán bộ kỹ thuật JVE Group cho biết, vì đây là hồ chứa nước rỉ rác với độ sâu là 6m, nên bắt buộc phải dùng phao nổi để đặt máy sục khí nano.Còn tại các dòng sông, hồ có độ sâu bình thường như sông Tô Lịch, Hồ Tây...thì phương án đặt máy sẽ là đặt chìm dưới nước nên máy sục khí nano sẽ ở dưới đáy và sẽ không ảnh hưởng đến cảnh quan sông Tô Lịch, Hồ Tây...Sau khi hệ thống máy nano hoạt động, từng đợt bọt khí phun ra liên tục trắng xóa cả bề mặt hồ chứa nước rỉ rác.Máy sục khí thông thường sẽ chỉ tạo ra bọt khí to (đường kính từ 1~2mm) tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Do vậy, bọt khí oxy thông thường không tồn tại được lâu trong nước và ở dưới đáy được nên không gặp và không phản ứng được với các khí gây ra mùi thôi hối trong nước rỉ rác."Không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối mà mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được trong nước và dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên", cán bộ kỹ thuật JVE Group chia sẻ.Sục khí nano Nhật Bản sẽ tạo ra đồng thời 2 loại bọt khí siêu nhỏ kích thước micro (đường kính <50μm) bọt khí nano (đường kính <50nm) của Nhật Bản sẽ “lặn” vào trong nước và xuống tầng đáy, và thời gian “lặn” 1 lần của bọt khí nano khi sục khí tối thiểu là 8 tiếng.Khi “lặn” và tồn tại lâu trong nước và tầng đáy thì nó gặp và phân hủy tức thì các khí độc như H2S(mùi trứng thối), NH3(mùi khai), CH4 vv..., do vậy càng sục nano càng hết mùi hôi thối.Theo cơ quan chuyên môn và ý kiến của người dân đánh giá thì mùi của bãi rác Nam Sơn chủ yếu là mùi do các ô chứa nước rỉ rác bay lên, và gió lùa vào khu dân cư làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.Mùi hôi thối bốc lên từ nước rỉ rác có thể cảm nhận bằng cảm quan cho thấy mùi nồng nặc, khó chịu. Sau khi Đơn vị đánh giá độc lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành đo mùi định lượng bằng thiết bị của Nhật Bản thì cho thấy giá trị là 999 vượt cả ngưỡng đo của thiết bị.Trước đó, Công ty JVE là nhà tài trợ toàn bộ hệ thống thiết bị thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor Nhật Bản. Sau đó, phải tháo dỡ hệ thống, đồng thời đưa đàn cá Koi Nhật Bản sang khu thí điểm ở hồ Tây.Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng phương pháp này áp dụng tại sông Tô Lịch là không phù hợp do không xử lý được phần nguyên nhân lõi là nước thải xả vào sông.
Được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và các sở, ngành liên quan, dự án thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản chính thức được triển khai.
Để quá trình đánh giá được khách quan, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đánh giá độc lập về nồng độ mùi trước và sau xử lý trong toàn bộ giai đoạn thí điểm.
Theo cán bộ kỹ thuật JVE Group cho biết, vì đây là hồ chứa nước rỉ rác với độ sâu là 6m, nên bắt buộc phải dùng phao nổi để đặt máy sục khí nano.
Còn tại các dòng sông, hồ có độ sâu bình thường như sông Tô Lịch, Hồ Tây...thì phương án đặt máy sẽ là đặt chìm dưới nước nên máy sục khí nano sẽ ở dưới đáy và sẽ không ảnh hưởng đến cảnh quan sông Tô Lịch, Hồ Tây...
Sau khi hệ thống máy nano hoạt động, từng đợt bọt khí phun ra liên tục trắng xóa cả bề mặt hồ chứa nước rỉ rác.
Máy sục khí thông thường sẽ chỉ tạo ra bọt khí to (đường kính từ 1~2mm) tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Do vậy, bọt khí oxy thông thường không tồn tại được lâu trong nước và ở dưới đáy được nên không gặp và không phản ứng được với các khí gây ra mùi thôi hối trong nước rỉ rác.
"Không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối mà mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được trong nước và dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên", cán bộ kỹ thuật JVE Group chia sẻ.
Sục khí nano Nhật Bản sẽ tạo ra đồng thời 2 loại bọt khí siêu nhỏ kích thước micro (đường kính <50μm) bọt khí nano (đường kính <50nm) của Nhật Bản sẽ “lặn” vào trong nước và xuống tầng đáy, và thời gian “lặn” 1 lần của bọt khí nano khi sục khí tối thiểu là 8 tiếng.
Khi “lặn” và tồn tại lâu trong nước và tầng đáy thì nó gặp và phân hủy tức thì các khí độc như H2S(mùi trứng thối), NH3(mùi khai), CH4 vv..., do vậy càng sục nano càng hết mùi hôi thối.
Theo cơ quan chuyên môn và ý kiến của người dân đánh giá thì mùi của bãi rác Nam Sơn chủ yếu là mùi do các ô chứa nước rỉ rác bay lên, và gió lùa vào khu dân cư làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Mùi hôi thối bốc lên từ nước rỉ rác có thể cảm nhận bằng cảm quan cho thấy mùi nồng nặc, khó chịu. Sau khi Đơn vị đánh giá độc lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành đo mùi định lượng bằng thiết bị của Nhật Bản thì cho thấy giá trị là 999 vượt cả ngưỡng đo của thiết bị.
Trước đó, Công ty JVE là nhà tài trợ toàn bộ hệ thống thiết bị thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor Nhật Bản. Sau đó, phải tháo dỡ hệ thống, đồng thời đưa đàn cá Koi Nhật Bản sang khu thí điểm ở hồ Tây.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng phương pháp này áp dụng tại sông Tô Lịch là không phù hợp do không xử lý được phần nguyên nhân lõi là nước thải xả vào sông.