Theo các nhà khoa học, núi lửa trên sao Hỏa đã từng hoạt động rất mạnh vào khoảng 3, 4 tỷ năm trước, nhưng đợt phun trào cuối cùng thì đã xảy ra vào khoảng 50.000 năm trước.Phát hiện này đã mang đến tia hy vọng về một sự sống của núi lửa có lẽ vẫn tồn tại tới ngày nay trên sao Hỏa. Ví dụ tiêu biểu là một ụ đất hình quả lê nằm ở khu vực có tên là Tharsis.Theo NASA và Đại học Arizona (đơn vị vận hành camera nói trên), ụ đất này thực chất là một núi lửa đá bọt già (không rõ về thời gian tồn tại) đã tồn tại qua một vụ phun trào núi lửa sau đó.Các nhà khoa học tin rằng ụ đất này được hình thành trên một nền đất mà lớp vỏ bề mặt rất vụn và phía dưới đó là các dòng nham thạch, và họ cũng tin rằng đây là một trong số ít các hình thái của hoạt động núi lửa còn tồn tại tới tận ngày nay.Cũng theo các nhà khoa học, nghiên cứu này có lẽ sẽ giúp hé mở thông tin về các lớp địa tầng và cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về núi lửa đá bọt trên sao Hỏa.Sao Hỏa có một số đặc điểm bề mặt khác biệt, ở quy mô lớn cho biết các quá trình địa chất đã hoạt động trên hành tinh này theo thời gian. Các hoạt động địa chất chủ yếu liên quan đến các hoạt động núi lửa, kiến tạo địa tầng, nước đóng băng, và tác động lên hình thành hành tinh trên quy mô toàn cầu.Dựa trên những quan sát từ các tàu quỹ đạo và kết quả phân tích mẫu thiên thạch sao Hỏa, các nhà khoa học nhận thấy bề mặt sao Hỏa có thành phần chủ yếu từ đá bazan. Một số chứng cứ cho thấy nhiều nơi trên sao Hỏa có nhiều silic hơn bazan, và có thể giống với đá andesit ở trên Trái đất.Những chứng cứ này cũng có thể được giải thích bởi sự có mặt của silic điôxít (silica glass). Phần lớn bề mặt của Sao Hỏa được bao phủ một lớp bụi mịn, dày của sắt ôxít.Trải dài ranh giới phân đôi ở phía bán cầu tây Sao Hỏa là một hệ thống lớn núi lửa kiến tạo được gọi là Tharsis Montes và Tharsis đang to dần lên. Cấu trúc cao bao la trải rộng với đường kính lên đến hàng nghìn cây số và chiếm khoảng 25% bề mặt của hành tinh.Có độ cao trung bình 7–10 km, Tharsis có cao độ cao nhất trên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ba ngọn núi lửa khổng lồ gồm: Ascraeus Mons, Pavonis Mons và Arsia Mons (được gọi chung là Tharsis Montes), nằm liên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dọc theo đỉnh đang cao lên. Alba Mons rộng lớn (trước đây được gọi là Alba Patera) chiếm phần phía bắc của khu vực.Núi lửa Elysium hoạt động phức tạp có đường kính khoảng 2.000 km và bao gồm ba núi lửa chính: Elysium Mons, Hecates Tholus và Albor Tholus. Nhóm núi lửa Elysium được cho là có sự khác biệt hơn Tharsis Montes, trong đó phát triển cổ của nó có liên quan đến cả dung nham và pyroclastics.Mặc dù sao Hỏa không còn thấy sự hoạt động của một từ trường trên toàn cầu, các quan sát cũng chỉ ra là nhiều phần trên lớp vỏ hành tinh bị từ hóa, và sự đảo ngược cực từ luân phiên đã xảy ra trong quá khứ. Những đặc điểm cổ từ học đối với những khoáng chất dễ bị từ hóa này có tính chất rất giống với những dải vằn từ luân phiên nhau trên nền đại dương của Trái Đất.Mời các bạn xem vdeo: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo các nhà khoa học, núi lửa trên sao Hỏa đã từng hoạt động rất mạnh vào khoảng 3, 4 tỷ năm trước, nhưng đợt phun trào cuối cùng thì đã xảy ra vào khoảng 50.000 năm trước.
Phát hiện này đã mang đến tia hy vọng về một sự sống của núi lửa có lẽ vẫn tồn tại tới ngày nay trên sao Hỏa. Ví dụ tiêu biểu là một ụ đất hình quả lê nằm ở khu vực có tên là Tharsis.
Theo NASA và Đại học Arizona (đơn vị vận hành camera nói trên), ụ đất này thực chất là một núi lửa đá bọt già (không rõ về thời gian tồn tại) đã tồn tại qua một vụ phun trào núi lửa sau đó.
Các nhà khoa học tin rằng ụ đất này được hình thành trên một nền đất mà lớp vỏ bề mặt rất vụn và phía dưới đó là các dòng nham thạch, và họ cũng tin rằng đây là một trong số ít các hình thái của hoạt động núi lửa còn tồn tại tới tận ngày nay.
Cũng theo các nhà khoa học, nghiên cứu này có lẽ sẽ giúp hé mở thông tin về các lớp địa tầng và cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về núi lửa đá bọt trên sao Hỏa.
Sao Hỏa có một số đặc điểm bề mặt khác biệt, ở quy mô lớn cho biết các quá trình địa chất đã hoạt động trên hành tinh này theo thời gian. Các hoạt động địa chất chủ yếu liên quan đến các hoạt động núi lửa, kiến tạo địa tầng, nước đóng băng, và tác động lên hình thành hành tinh trên quy mô toàn cầu.
Dựa trên những quan sát từ các tàu quỹ đạo và kết quả phân tích mẫu thiên thạch sao Hỏa, các nhà khoa học nhận thấy bề mặt sao Hỏa có thành phần chủ yếu từ đá bazan. Một số chứng cứ cho thấy nhiều nơi trên sao Hỏa có nhiều silic hơn bazan, và có thể giống với đá andesit ở trên Trái đất.
Những chứng cứ này cũng có thể được giải thích bởi sự có mặt của silic điôxít (silica glass). Phần lớn bề mặt của Sao Hỏa được bao phủ một lớp bụi mịn, dày của sắt ôxít.
Trải dài ranh giới phân đôi ở phía bán cầu tây Sao Hỏa là một hệ thống lớn núi lửa kiến tạo được gọi là Tharsis Montes và Tharsis đang to dần lên. Cấu trúc cao bao la trải rộng với đường kính lên đến hàng nghìn cây số và chiếm khoảng 25% bề mặt của hành tinh.
Có độ cao trung bình 7–10 km, Tharsis có cao độ cao nhất trên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ba ngọn núi lửa khổng lồ gồm: Ascraeus Mons, Pavonis Mons và Arsia Mons (được gọi chung là Tharsis Montes), nằm liên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dọc theo đỉnh đang cao lên. Alba Mons rộng lớn (trước đây được gọi là Alba Patera) chiếm phần phía bắc của khu vực.
Núi lửa Elysium hoạt động phức tạp có đường kính khoảng 2.000 km và bao gồm ba núi lửa chính: Elysium Mons, Hecates Tholus và Albor Tholus. Nhóm núi lửa Elysium được cho là có sự khác biệt hơn Tharsis Montes, trong đó phát triển cổ của nó có liên quan đến cả dung nham và pyroclastics.
Mặc dù sao Hỏa không còn thấy sự hoạt động của một từ trường trên toàn cầu, các quan sát cũng chỉ ra là nhiều phần trên lớp vỏ hành tinh bị từ hóa, và sự đảo ngược cực từ luân phiên đã xảy ra trong quá khứ. Những đặc điểm cổ từ học đối với những khoáng chất dễ bị từ hóa này có tính chất rất giống với những dải vằn từ luân phiên nhau trên nền đại dương của Trái Đất.