Các vụ cháy rừng bất thường đã bùng phát ở khắp những khu rừng vốn hẻo lánh và vùng đồng bằng lạnh lẽo vào mùa hè ở Bắc Cực. Nhiệt độ không khí Bắc Cực đã tăng lên với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.Sóng nhiệt và nhiệt độ mùa hè cao đang đẩy nhanh quá trình tan chảy của băng vĩnh cửu. Khi nhiệt độ tăng lên, các cấu trúc bên trong lớp băng này bắt đầu lỏng lẻo và tan chảy.Các nhà khoa học thế giới khẳng định rằng tình trạng hiện nay ở Bắc Cực là một vòng luẩn quẩn. Khi băng tan chảy, Bắc Cực nóng lên tạo ra nhiều đám cháy. Các đám cháy thiêu hủy nhiều cánh rừng và than bùn, giải phóng nhiều khí metan và carbon dioxide vào không khí.Điều này lại góp phần làm hành tinh nóng lên và băng lại tiếp tục tan chảy. Và loài người đang phải đối diện với những nguy cơ khủng khiếp.Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đất than bùn ở bán cầu Bắc lưu trữ nhiều carbon hơn tất cả các khu rừng nhiệt đới trên thế giới cộng lại. Nếu chúng bị đốt cháy, lượng carbon dioxide khổng lồ thải vào khí quyển sẽ ngay lập tức khiến mọi nỗ lực kiểm soát khí thải trở nên vô ích.Carbon đen giải phóng từ các đám cháy cũng làm cho những lớp băng trở nên tối màu hơn và do đó hấp thụ nhiều năng lượng nhiệt hơn, tan nhanh hơn. Nếu dải băng ở Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 7m.Khói từ các đám cháy Bắc Cực cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Mặc dù các vụ cháy rừng ở Alaska và Siberia xảy ra ở vùng sâu vùng xa, nhưng khói từ đám cháy đã xâm nhập vào các khu vực đông dân ở Nga. Khi người dân hít phải đám khói này có thể gây ra một loạt tác động tới sức khỏe, như bị cay mắt đến chảy nước mũi, bệnh phổi và tim.Ngoài ra, các đám cháy khiến nhiều chất vô cơ, đặc biệt là nitơ, rò rỉ vào hệ thống sông suối. Điều này dẫn đến sự thay đổi hóa học với dòng nước và gây ra các vấn đề như tăng phát sinh vi khuẩn gây hại cho con người, khi có nhiều người phụ thuộc vào các nguồn nước này để uống, sinh hoạt và đánh bắt cá.Tháng 4/2020, các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu việc nhiệt độ tăng làm tan chảy đất băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có thể giải phóng các loại vi khuẩn nguy hiểm vốn đang "ngủ".Trong tương lai gần, hiện tượng cháy rừng vào mùa hè ở Bắc Cực sẽ còn diễn ra phức tạp hơn khi Trái đất vẫn đang ấm lên. Thảm họa diệt vong của con người trong tương lai đang đến rất gần, nếu chúng ta không có ngay giải pháp.Các chuyên gia tin rằng tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan đều xuất phát từ tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang khiến các trận bão tăng mạnh về số lượng và nguy hiểm hơn về mức độ tàn phá.Các nhà khoa học cho rằng chỉ trong khoảng 30 năm tới, con người sẽ có thể nhìn thấy những hậu quả của biến đổi khí hậu ở khắp nơi. Nhưng rõ ràng, liên tục trong liên tiếp các tháng vừa qua, chúng ta đã, đang cảm nhận được biến đổi khí hậu đang làm tổn thương Trái Đất nhiều thế nào!
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Các vụ cháy rừng bất thường đã bùng phát ở khắp những khu rừng vốn hẻo lánh và vùng đồng bằng lạnh lẽo vào mùa hè ở Bắc Cực. Nhiệt độ không khí Bắc Cực đã tăng lên với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.
Sóng nhiệt và nhiệt độ mùa hè cao đang đẩy nhanh quá trình tan chảy của băng vĩnh cửu. Khi nhiệt độ tăng lên, các cấu trúc bên trong lớp băng này bắt đầu lỏng lẻo và tan chảy.
Các nhà khoa học thế giới khẳng định rằng tình trạng hiện nay ở Bắc Cực là một vòng luẩn quẩn. Khi băng tan chảy, Bắc Cực nóng lên tạo ra nhiều đám cháy. Các đám cháy thiêu hủy nhiều cánh rừng và than bùn, giải phóng nhiều khí metan và carbon dioxide vào không khí.
Điều này lại góp phần làm hành tinh nóng lên và băng lại tiếp tục tan chảy. Và loài người đang phải đối diện với những nguy cơ khủng khiếp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đất than bùn ở bán cầu Bắc lưu trữ nhiều carbon hơn tất cả các khu rừng nhiệt đới trên thế giới cộng lại. Nếu chúng bị đốt cháy, lượng carbon dioxide khổng lồ thải vào khí quyển sẽ ngay lập tức khiến mọi nỗ lực kiểm soát khí thải trở nên vô ích.
Carbon đen giải phóng từ các đám cháy cũng làm cho những lớp băng trở nên tối màu hơn và do đó hấp thụ nhiều năng lượng nhiệt hơn, tan nhanh hơn. Nếu dải băng ở Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 7m.
Khói từ các đám cháy Bắc Cực cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Mặc dù các vụ cháy rừng ở Alaska và Siberia xảy ra ở vùng sâu vùng xa, nhưng khói từ đám cháy đã xâm nhập vào các khu vực đông dân ở Nga. Khi người dân hít phải đám khói này có thể gây ra một loạt tác động tới sức khỏe, như bị cay mắt đến chảy nước mũi, bệnh phổi và tim.
Ngoài ra, các đám cháy khiến nhiều chất vô cơ, đặc biệt là nitơ, rò rỉ vào hệ thống sông suối. Điều này dẫn đến sự thay đổi hóa học với dòng nước và gây ra các vấn đề như tăng phát sinh vi khuẩn gây hại cho con người, khi có nhiều người phụ thuộc vào các nguồn nước này để uống, sinh hoạt và đánh bắt cá.
Tháng 4/2020, các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu việc nhiệt độ tăng làm tan chảy đất băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có thể giải phóng các loại vi khuẩn nguy hiểm vốn đang "ngủ".
Trong tương lai gần, hiện tượng cháy rừng vào mùa hè ở Bắc Cực sẽ còn diễn ra phức tạp hơn khi Trái đất vẫn đang ấm lên. Thảm họa diệt vong của con người trong tương lai đang đến rất gần, nếu chúng ta không có ngay giải pháp.
Các chuyên gia tin rằng tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan đều xuất phát từ tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang khiến các trận bão tăng mạnh về số lượng và nguy hiểm hơn về mức độ tàn phá.