Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Huyện có diện tích khoảng 10,3 km2 với trên 22.000 dân. Ảnh: Bùi Thanh TrungHuyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện còn vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. Các miệng núi lửa được hình thành cách đây khoảng 25 – 30 triệu năm.Trong số 10 miệng núi lửa được phát hiện tại khu vực đảo Lý Sơn, núi Thới Lới và Giếng Tiền là 2 ngọn núi lửa độc đáo, kỳ vĩ bậc nhất trên đảo này.Tháng 1/2020, Bộ VH-TT&DL quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 21 di tích trên cả nước. Trong đó, có 2 di tích là danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền và núi Thới Lới.Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn. Đỉnh núi cao gần 170m, đây cũng là điểm cao nhất trên đảo. Ngọn núi lửa này có đường kính đáy 1,4 km, đường kính miệng 0,35 km.Tường phía trong miệng núi lửa Thới Lới có dạng dốc đứng, ở giữa khá sâu.Miệng núi lửa Thới Lới được tận dụng xây dựng thành hồ chứa nước ngọt với dung tích 270.000 m3, được đưa vào sử dụng tháng 5/2012. Đây là công trình mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nguồn nước ngọt trên đảo khá khan hiếm.Trải qua hàng triệu năm, khu miệng núi vẫn còn nguyên hình thù lòng chảo, đá nham thạch nhấp nhô.Ngoài việc tạo nên những di sản địa chất độc đáo, dung nham núi lửa bị phong hóa đã hình thành nên nền đất đỏ bazan chứa nhiều khoáng chất.Đứng trên đỉnh Thới Lới, hầu như toàn bộ đảo Lý Sơn xinh đẹp sẽ nằm gọn trong tầm mắt của du khách.Quá trình phun trào của núi lửa Thới Lới cũng đã tạo nên những cảnh quan ngoạn mục, đặc biệt là vách đá Hang Câu.Đôi chim hải âu tình tự trên vách đá trầm tích núi lửa ở Hang Câu.Bay dù lượn trên đỉnh Thới Lới.Còn tại cụm núi lửa ở phía tây đảo Lý Sơn, miệng núi lửa lớn nhất trong số này là núi Giếng Tiền cao 86 m. Miệng núi lửa hình lòng chảo rộng hàng trăm mét với loại đất đỏ khá màu mỡ. Do đó, núi lửa Giếng Tiền luôn được cây cối phủ xanh quanh năm. Ảnh: Bùi Thanh TrungDưới chân núi là chùa Đục với nhiều am thờ ăn sâu vào vách núi Giếng Tiền. Tại đây có tượng Quan Thế Âm cao 27 m tựa lưng vào vách núi, hướng nhìn về phía biển.Đứng trên đỉnh núi lửa Giếng Tiền, du khách có thể nhìn thấy đảo Bé hiện ra giữa biển cả bao la.
Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Huyện có diện tích khoảng 10,3 km2 với trên 22.000 dân. Ảnh: Bùi Thanh Trung
Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện còn vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. Các miệng núi lửa được hình thành cách đây khoảng 25 – 30 triệu năm.
Trong số 10 miệng núi lửa được phát hiện tại khu vực đảo Lý Sơn, núi Thới Lới và Giếng Tiền là 2 ngọn núi lửa độc đáo, kỳ vĩ bậc nhất trên đảo này.
Tháng 1/2020, Bộ VH-TT&DL quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 21 di tích trên cả nước. Trong đó, có 2 di tích là danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền và núi Thới Lới.
Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn. Đỉnh núi cao gần 170m, đây cũng là điểm cao nhất trên đảo. Ngọn núi lửa này có đường kính đáy 1,4 km, đường kính miệng 0,35 km.
Tường phía trong miệng núi lửa Thới Lới có dạng dốc đứng, ở giữa khá sâu.
Miệng núi lửa Thới Lới được tận dụng xây dựng thành hồ chứa nước ngọt với dung tích 270.000 m3, được đưa vào sử dụng tháng 5/2012. Đây là công trình mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nguồn nước ngọt trên đảo khá khan hiếm.
Trải qua hàng triệu năm, khu miệng núi vẫn còn nguyên hình thù lòng chảo, đá nham thạch nhấp nhô.
Ngoài việc tạo nên những di sản địa chất độc đáo, dung nham núi lửa bị phong hóa đã hình thành nên nền đất đỏ bazan chứa nhiều khoáng chất.
Đứng trên đỉnh Thới Lới, hầu như toàn bộ đảo Lý Sơn xinh đẹp sẽ nằm gọn trong tầm mắt của du khách.
Quá trình phun trào của núi lửa Thới Lới cũng đã tạo nên những cảnh quan ngoạn mục, đặc biệt là vách đá Hang Câu.
Đôi chim hải âu tình tự trên vách đá trầm tích núi lửa ở Hang Câu.
Bay dù lượn trên đỉnh Thới Lới.
Còn tại cụm núi lửa ở phía tây đảo Lý Sơn, miệng núi lửa lớn nhất trong số này là núi Giếng Tiền cao 86 m. Miệng núi lửa hình lòng chảo rộng hàng trăm mét với loại đất đỏ khá màu mỡ. Do đó, núi lửa Giếng Tiền luôn được cây cối phủ xanh quanh năm. Ảnh: Bùi Thanh Trung
Dưới chân núi là chùa Đục với nhiều am thờ ăn sâu vào vách núi Giếng Tiền. Tại đây có tượng Quan Thế Âm cao 27 m tựa lưng vào vách núi, hướng nhìn về phía biển.
Đứng trên đỉnh núi lửa Giếng Tiền, du khách có thể nhìn thấy đảo Bé hiện ra giữa biển cả bao la.