Những ngày cuối tháng 12, Vera Emelianenko - nhà vi sinh vật học ở một trạm thực địa đã bất ngờ tìm thấy những ánh sáng xanh lấp lánh hiếm có nổi bật trong tuyết trắng."Chúng giống như những ngọn đèn Giáng sinh xanh trong tuyết", Vera cho biết. Cô cúi xuống nhặt một nắm tuyết, một cái bóp nhẹ và "quả cầu tuyết" sáng rực hơn.Sau khi trở về, nhà vi sinh vật học này đã thu thập lại và đặt dưới kính hiển vi, phát hiện ra ánh sáng xanh đẹp mắt đó là từ những loài động vật phát quang sinh học nhỏ bé.Copepods là loài giáp xác cực nhỏ chỉ dài vài mm, có kích thước bằng vài hạt cát xếp liên tiếp nhau. Đó là một số loài động vật chân đốt, mệnh danh là bọ biển, những sinh vật nhỏ thường sinh sống ở độ sâu lên đến 91 mét dưới đại dương.Ban ngày chúng hoạt động ở độ sâu lớn nhưng đến ban đêm chúng xuất hiện ở vị trí chỉ cách mặt nước vài mét. Chúng dạt vào bờ, mắc trên tuyết do những đợt thuỷ triều mạnh đưa vào.Ksenia Kosobokova, chuyên gia về động vật phù du biển Bắc Cực tại Học viện Khoa học Nga ở Moscow cho biết những sinh vật giáp xác chân chèo có khả năng đã mắc phải dòng chảy mạnh ở Biển Trắng, đưa chúng vào bờ.Sự phát quang sinh học này của loài sinh vật này không chỉ tạo ra một hiện tượng tuyệt đẹp mà còn là cơ chế phòng thủ của một số sinh vật phù du khỏi sự tấn công của các loài sinh vật khác.Các tế bào phát quang sinh học có thể cảm nhận được kẻ thù xung quanh. Khi kẻ thù tới gần, cơ thể chúng sẽ phát sáng để xua đuổi kẻ thù.Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Công nghệ Đan Mạch phát hiện ra rằng khi loài giáp xác tiếp xúc với các tế bào phát quang sinh học của sinh vật phù du, chúng sẽ phản ứng nhanh và gần như không bị ảnh hưởng bởi các tế bào phát quang sinh học.Nhà nghiên cứu Prevet cho rằng có ba cơ sở về khả năng phát quang sinh học của sinh vật phù du. Thứ nhất, nó có vai trò giống như một tín hiệu xua đuổi kẻ thù bằng màu sắc, một lời cảnh báo ngầm cho kẻ thù.Thứ hai, ánh sáng phát quang sinh học này làm sao nhãng kẻ thù, khiến cho kẻ thù mất tập trung, sinh vật phù du nhân cơ hội đó để thoát thân. Cuối cùng, việc phát quang sinh học còn là tín hiệu để thu hút, hỗ trợ những sinh vật lớn hơn đến săn loài copepods.Phát quang sinh học là một hiện tượng tự nhiên tạo ra từ một phản ứng hóa học. Điều này xảy ra khi năng lượng hóa học chuyển thành năng lượng ánh sáng, xảy ra ở một sinh vật mang phân tử gọi là luciferin. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là chưa một ai phát hiện ra tuyết phát sáng trước đây tại trạm sinh học đã hoạt động trong hơn 80 năm.Mời các bạn xem video: Phát hiện và thu giữ nhiều cá thể rùa quý hiếm. Nguồn: HANOITV
Những ngày cuối tháng 12, Vera Emelianenko - nhà vi sinh vật học ở một trạm thực địa đã bất ngờ tìm thấy những ánh sáng xanh lấp lánh hiếm có nổi bật trong tuyết trắng.
"Chúng giống như những ngọn đèn Giáng sinh xanh trong tuyết", Vera cho biết. Cô cúi xuống nhặt một nắm tuyết, một cái bóp nhẹ và "quả cầu tuyết" sáng rực hơn.
Sau khi trở về, nhà vi sinh vật học này đã thu thập lại và đặt dưới kính hiển vi, phát hiện ra ánh sáng xanh đẹp mắt đó là từ những loài động vật phát quang sinh học nhỏ bé.
Copepods là loài giáp xác cực nhỏ chỉ dài vài mm, có kích thước bằng vài hạt cát xếp liên tiếp nhau. Đó là một số loài động vật chân đốt, mệnh danh là bọ biển, những sinh vật nhỏ thường sinh sống ở độ sâu lên đến 91 mét dưới đại dương.
Ban ngày chúng hoạt động ở độ sâu lớn nhưng đến ban đêm chúng xuất hiện ở vị trí chỉ cách mặt nước vài mét. Chúng dạt vào bờ, mắc trên tuyết do những đợt thuỷ triều mạnh đưa vào.
Ksenia Kosobokova, chuyên gia về động vật phù du biển Bắc Cực tại Học viện Khoa học Nga ở Moscow cho biết những sinh vật giáp xác chân chèo có khả năng đã mắc phải dòng chảy mạnh ở Biển Trắng, đưa chúng vào bờ.
Sự phát quang sinh học này của loài sinh vật này không chỉ tạo ra một hiện tượng tuyệt đẹp mà còn là cơ chế phòng thủ của một số sinh vật phù du khỏi sự tấn công của các loài sinh vật khác.
Các tế bào phát quang sinh học có thể cảm nhận được kẻ thù xung quanh. Khi kẻ thù tới gần, cơ thể chúng sẽ phát sáng để xua đuổi kẻ thù.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Công nghệ Đan Mạch phát hiện ra rằng khi loài giáp xác tiếp xúc với các tế bào phát quang sinh học của sinh vật phù du, chúng sẽ phản ứng nhanh và gần như không bị ảnh hưởng bởi các tế bào phát quang sinh học.
Nhà nghiên cứu Prevet cho rằng có ba cơ sở về khả năng phát quang sinh học của sinh vật phù du. Thứ nhất, nó có vai trò giống như một tín hiệu xua đuổi kẻ thù bằng màu sắc, một lời cảnh báo ngầm cho kẻ thù.
Thứ hai, ánh sáng phát quang sinh học này làm sao nhãng kẻ thù, khiến cho kẻ thù mất tập trung, sinh vật phù du nhân cơ hội đó để thoát thân. Cuối cùng, việc phát quang sinh học còn là tín hiệu để thu hút, hỗ trợ những sinh vật lớn hơn đến săn loài copepods.
Phát quang sinh học là một hiện tượng tự nhiên tạo ra từ một phản ứng hóa học. Điều này xảy ra khi năng lượng hóa học chuyển thành năng lượng ánh sáng, xảy ra ở một sinh vật mang phân tử gọi là luciferin. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là chưa một ai phát hiện ra tuyết phát sáng trước đây tại trạm sinh học đã hoạt động trong hơn 80 năm.