Vào mùa xuân, nhiệt độ trên sao Hỏa tăng lên, đốt nóng carbon dioxide rắn, hay còn gọi là băng khô khiến chúng thăng hoa trực tiếp thành hơi, từ đó tạo thành hình ảnh giống như trong hình.Hình ảnh nhìn giống như một con rắn bơi qua lưu vực tác động Hellas của sao Hỏa này thực chất là một cồn cát, hình thành khi gió thổi về một hướng trong một thời gian dài.Nguyên nhân khiến cho bề mặt trong khu vực Gordii của sao Hỏa bị nứt như răng cưa trong hình vẫn chưa được tìm ra.Bí ẩn về các rãnh ở bên trái của bức hình là đề tài tranh cãi của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà khoa học nghi ngờ các vết rãnh hình thành từ dòng nước chảy của carbon dioxide lỏng.Các kênh rãnh trong hình rộng từ 1-10m, nằm ở một trong những hố va chạm lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được gọi là lưu vực tác động Hellas.Kết cấu bề mặt khu vực miệng núi lửa Palos ở gần xích đạo của sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng miệng núi lửa Palos từng có một hồ nước, sau đó, nước tháo cạn dần về phía bắc.Hình ảnh các lớp đá được xếp chồng lên nhau như cầu thang này là ở khu vực Samara Valles, một trong những hệ thống thung lũng cổ dài nhất trên sao Hỏa.Đây là góc chụp một khu vực nổi tiếng trên sao Hỏa, gọi là Aureum Chaos. Địa hình răng cưa cho thấy bằng chứng của các kênh rạch và sự xói mòn hình thành từ các trận lũ lụt khổng lồ trong quá khứ.Khu vực góc dưới bên trái của hình ảnh này là nơi mà robot tự hành Spirit của NASA từng hạ cánh thám hiểm bề mặt sao Hỏa vào năm 2004.Hình ảnh các cồn cát trong khu vực Noachis Terra, phía nam sao Hỏa. Các cồn cát có kích thước và hình dạng khác nhau là do sự thay đổi của hướng gió và lực gió theo từng thời điểm.Sườn dốc của một miệng núi lửa, nằm trên vực Valles Marineris - hẻm núi dài 4000 km trên sao Hỏa. Hẻm núi có thể nhìn thấy rõ từ không gian, trải dài trên đường xích đạo của sao Hỏa.Arabia Terra, vùng cao nguyên phía bắc trên sao Hỏa được cho là một trong những khu vực địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa. Đây là hình ảnh cho thấy một phần của vùng cao nguyên Arabia Terra.Các nhà địa chất cho rằng kết cấu địa hình này hình thành khi nham thạch trong khu vực nhanh chóng bị làm lạnh bất thường do lũ lụt.Hình ảnh đẹp khó tin về một miệng núi lửa trên sao Hỏa.Cận cảnh miệng hố Victoria trên sao Hỏa.
Vào mùa xuân, nhiệt độ trên sao Hỏa tăng lên, đốt nóng carbon dioxide rắn, hay còn gọi là băng khô khiến chúng thăng hoa trực tiếp thành hơi, từ đó tạo thành hình ảnh giống như trong hình.
Hình ảnh nhìn giống như một con rắn bơi qua lưu vực tác động Hellas của sao Hỏa này thực chất là một cồn cát, hình thành khi gió thổi về một hướng trong một thời gian dài.
Nguyên nhân khiến cho bề mặt trong khu vực Gordii của sao Hỏa bị nứt như răng cưa trong hình vẫn chưa được tìm ra.
Bí ẩn về các rãnh ở bên trái của bức hình là đề tài tranh cãi của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà khoa học nghi ngờ các vết rãnh hình thành từ dòng nước chảy của carbon dioxide lỏng.
Các kênh rãnh trong hình rộng từ 1-10m, nằm ở một trong những hố va chạm lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được gọi là lưu vực tác động Hellas.
Kết cấu bề mặt khu vực miệng núi lửa Palos ở gần xích đạo của sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng miệng núi lửa Palos từng có một hồ nước, sau đó, nước tháo cạn dần về phía bắc.
Hình ảnh các lớp đá được xếp chồng lên nhau như cầu thang này là ở khu vực Samara Valles, một trong những hệ thống thung lũng cổ dài nhất trên sao Hỏa.
Đây là góc chụp một khu vực nổi tiếng trên sao Hỏa, gọi là Aureum Chaos. Địa hình răng cưa cho thấy bằng chứng của các kênh rạch và sự xói mòn hình thành từ các trận lũ lụt khổng lồ trong quá khứ.
Khu vực góc dưới bên trái của hình ảnh này là nơi mà robot tự hành Spirit của NASA từng hạ cánh thám hiểm bề mặt sao Hỏa vào năm 2004.
Hình ảnh các cồn cát trong khu vực Noachis Terra, phía nam sao Hỏa. Các cồn cát có kích thước và hình dạng khác nhau là do sự thay đổi của hướng gió và lực gió theo từng thời điểm.
Sườn dốc của một miệng núi lửa, nằm trên vực Valles Marineris - hẻm núi dài 4000 km trên sao Hỏa. Hẻm núi có thể nhìn thấy rõ từ không gian, trải dài trên đường xích đạo của sao Hỏa.
Arabia Terra, vùng cao nguyên phía bắc trên sao Hỏa được cho là một trong những khu vực địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa. Đây là hình ảnh cho thấy một phần của vùng cao nguyên Arabia Terra.
Các nhà địa chất cho rằng kết cấu địa hình này hình thành khi nham thạch trong khu vực nhanh chóng bị làm lạnh bất thường do lũ lụt.
Hình ảnh đẹp khó tin về một miệng núi lửa trên sao Hỏa.
Cận cảnh miệng hố Victoria trên sao Hỏa.