Vừa qua trên địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra vụ phá rừng tại khoảnh 12, tiểu khu 268 khiến 67 cây thông ba lá “hấp hối”.Toàn bộ 67 cây thông bị phá bằng hình thức ken cây (dùng vật sắc nhọn vạc một phần thân cây và nghi đổ hóa chất) khiến cây chết dần, lá chuyển sang màu vàng.Được biết, mục đích của các đối tượng phá rừng là để chiếm đất làm nương rẫy. Tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, truy tìm và bố trí lực lượng bắt quả tang các đối tượng phá rừng tại khu vực trên.Thông ba lá có tên khoa học là Pinus khasya Royle (danh pháp hai phần: Pinus kesiya). Đây là một loài thực vật thuộc họ Thông.Thông ba lá là cây gỗ lớn, có vỏ màu nâu xám, thường nứt dọc rãnh sâu. Cây có ít nhựa nhưng có mùi hắc. Tán cây có hình trứng rộng. Lá cây hình kim, và thường đính 3 lá kim ở bên trên một đầu cành ngắn. Lá kim hay có màu xanh ngọc, mỗi lá thường dài 20-25 cm. Lá khá cứng.Đầu cành ngắn, và đính lá thường có độ dài chừng 1,5 cm. Nón đơn tính cùng gốc. Đối với nón cái thường chín trong khoảng 2 năm, và khi chín hóa gỗ.Nón có hình trứng, với kích thước như sau: cao 5–9 cm, rộng 4–5 cm. Cuống thường cong, có chiều dài tầm 1,5 cm. Lá bắc không phát triển. Còn lá noãn phát triển thành vảy, mỗi vảy có chừng 2 hạt, hạt có cánh.Thông ba lá ưa đất tốt, đặc biệt phù hợp với khí hậu mát nhiều sương mù; thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Chúng ta có thể thấy thông ba lá phân bổ tại: Ấn Độ, nam Trung Quốc, cực đông nam Tây Tạng, Thái Lan, Myanmar, Lào, Malaysia, Philippines và cả Việt Nam.Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ thông ba lá được xếp vào Gỗ NHÓM IV – Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền chắc, dễ gia công; và được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Gội nếp, Chau chau, Dầu mít, Cà duối, Dầu lông, Chặc khế, Dầu song nàng,… Thông ba lá là loại gỗ được nhiều người tìm kiếm vì: Thớ gỗ cùng vân gỗ mịn và đẹp. Gỗ có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu. Gỗ ít bị cong vênh, hay mối mọt. Loài cây này được đánh giá ngày càng cao về giá trị sử dụng của chúng.Từ những ưu điểm ở trên; nên gỗ thường được sử dụng khá phổ biến (đồ gỗ thông thường, thùng đựng hàng, đóng toa xe…); đặc biệt là trong công nghệ chế biến gỗ dán, sợi tổng hợp. Gỗ dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ, đóng đồ gia dụng, là nguyên liệu sản xuất bột giấy.Tinh dầu còn được dùng làm thuốc bôi, với tác dụng kích thích tại chỗ giúp: lưu thông máu với bệnh viêm thấp khớp, hay cảm lạnh. Tinh dầu thông mang tính sát trùng mạnh; nên còn có công dụng làm thuốc diệt khuẩn đường hô hấp ( như thuốc ho, thuốc xông họng).
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Vừa qua trên địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra vụ phá rừng tại khoảnh 12, tiểu khu 268 khiến 67 cây thông ba lá “hấp hối”.
Toàn bộ 67 cây thông bị phá bằng hình thức ken cây (dùng vật sắc nhọn vạc một phần thân cây và nghi đổ hóa chất) khiến cây chết dần, lá chuyển sang màu vàng.
Được biết, mục đích của các đối tượng phá rừng là để chiếm đất làm nương rẫy. Tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, truy tìm và bố trí lực lượng bắt quả tang các đối tượng phá rừng tại khu vực trên.
Thông ba lá có tên khoa học là Pinus khasya Royle (danh pháp hai phần: Pinus kesiya). Đây là một loài thực vật thuộc họ Thông.
Thông ba lá là cây gỗ lớn, có vỏ màu nâu xám, thường nứt dọc rãnh sâu. Cây có ít nhựa nhưng có mùi hắc. Tán cây có hình trứng rộng. Lá cây hình kim, và thường đính 3 lá kim ở bên trên một đầu cành ngắn. Lá kim hay có màu xanh ngọc, mỗi lá thường dài 20-25 cm. Lá khá cứng.
Đầu cành ngắn, và đính lá thường có độ dài chừng 1,5 cm. Nón đơn tính cùng gốc. Đối với nón cái thường chín trong khoảng 2 năm, và khi chín hóa gỗ.
Nón có hình trứng, với kích thước như sau: cao 5–9 cm, rộng 4–5 cm. Cuống thường cong, có chiều dài tầm 1,5 cm. Lá bắc không phát triển. Còn lá noãn phát triển thành vảy, mỗi vảy có chừng 2 hạt, hạt có cánh.
Thông ba lá ưa đất tốt, đặc biệt phù hợp với khí hậu mát nhiều sương mù; thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Chúng ta có thể thấy thông ba lá phân bổ tại: Ấn Độ, nam Trung Quốc, cực đông nam Tây Tạng, Thái Lan, Myanmar, Lào, Malaysia, Philippines và cả Việt Nam.
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ thông ba lá được xếp vào Gỗ NHÓM IV – Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền chắc, dễ gia công; và được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Gội nếp, Chau chau, Dầu mít, Cà duối, Dầu lông, Chặc khế, Dầu song nàng,…
Thông ba lá là loại gỗ được nhiều người tìm kiếm vì: Thớ gỗ cùng vân gỗ mịn và đẹp. Gỗ có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu. Gỗ ít bị cong vênh, hay mối mọt. Loài cây này được đánh giá ngày càng cao về giá trị sử dụng của chúng.
Từ những ưu điểm ở trên; nên gỗ thường được sử dụng khá phổ biến (đồ gỗ thông thường, thùng đựng hàng, đóng toa xe…); đặc biệt là trong công nghệ chế biến gỗ dán, sợi tổng hợp. Gỗ dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ, đóng đồ gia dụng, là nguyên liệu sản xuất bột giấy.