Tuyệt chủng Ordovic - Silur (440 đến 450 triệu năm về trước)
Sự kiện tuyệt chủng Ordovic – Silur, xảy ra 440 đến 450 triệu năm về
trước đánh dấu ranh giới giữa 2 kỷ Ordovic và kỷ SilurĐây là cuộc "đại tuyệt chủng" đầu tiên xảy ra cách đây khoảng 450 triệu năm. Đây được coi là cuộc tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử nếu tính theo số loài bị tiêu diệt với 85% loài cá và 60% các loài sinh vật bị tiêu diệt. Nguyên nhân cuộc tuyệt chủng được chấp nhận nhiều hơn cả là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao gần Trái đất làm cho carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng tới Trái đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài 0,5 - 1,5 triệu năm. Mực nước biển hạ thấp kết hợp với sự lạnh giá của băng hà đã đem đến sự tuyệt chủng hàng loạt vào kỷ Ordovic.Cuộc đại tuyệt chủng Devon (360 đến 375 triệu năm về trước)
Cuộc đại tuyệt chủng Devon là một trong 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn và đáng sợ nhất trong lịch sử sinh học của Trái Đất. Nó xảy ra cách đây khoảng 360 triệu năm khiến 70% số loài sinh vật bị tiêu diệt. Những bằng chứng khảo cổ chỉ ra rằng cuộc đại tuyệt chủng này có thể kéo dài đến 20 triệu năm.Mặc dù là một trong số những cuộc đại tuyệt chủng đáng sợ nhất thế giới nhưng đến nay nguyên nhân của nó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Trias (251 triệu năm về trước giữa)
Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Triasy xảy ra cách đây khoảng 251 triệu năm trước. Nó được ví như vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử Trái Đất. Sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp này đã tuyệt diệt 95% các loài sinh vật trên trái đất.Rất nhiều giả thiết đã được đưa ra để giải thích cho cuộc đại tuyệt chủng này. Các bằng chứng khảo cổ đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính là do sự vận động kiến tạo vô cùng mạnh mẽ của lớp vỏ Trái Đất, gây ra nứt gãy và dồn nén các mảng lục địa. Sự phun trào macma từ các mảng đứt gãy nhấn chìm tất cả bề mặt Trái Đất trong biển lửa. Bụi và khí carbonic ra tăng gây hiệu ứng ra nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Các dòng hải lưu dưới đại dương thay đổi gây ra tác động lớn đối với hệ sinh thái, tuần hoàn đại dương trở nên trì trệ, thiếu oxy. Sự sống lúc này trở nên vô cùng mong manh.Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura (199 đến 214 triệu năm về trước)
Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura là cuộc tuyệt chủng diễn ra cách đây khoảng 199,6 triệu năm đã làm tuyệt chủng hoàn toàn một nửa số sinh vật đang sinh sống trên trái đất.Người ta vẫn chưa chắc điều gì đã gây ra thảm họa trên. Các nhà khoa học dự đoán, một hiện tượng phun trào núi lửa lớn đã xảy ra. Tuy nhiên gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra khá chính xác khoảng thời gian cuộc tuyệt chủng diễn ra và vụ va chạm của sao băng tạo nên hồ Manicouagan (Canada). Bằng chứng này chứng minh, có thể chính vụ va chạm là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cuộc tuyệt chủng này.Tuyệt chủng Creta - Paleogen (65 triệu năm trước)
Sự kiện tuyệt chủng này xảy ra cách đây khoảng 66,5 triệu năm, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen. Khoảng 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố kinh hoàng này. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra, như sự tác động mạnh mẽ của cá thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ. Khủng long là loài động vật có xương sống bị ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường thay đổi, sự đa dạng loài giảm đáng kể. Cùng với đó, một số loài thực vật, động vật không xương sống cũng biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế.
Tuyệt chủng Ordovic - Silur (440 đến 450 triệu năm về trước)
Sự kiện tuyệt chủng Ordovic – Silur, xảy ra 440 đến 450 triệu năm về
trước đánh dấu ranh giới giữa 2 kỷ Ordovic và kỷ Silur
Đây là cuộc "đại tuyệt chủng" đầu tiên xảy ra cách đây khoảng 450 triệu năm. Đây được coi là cuộc tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử nếu tính theo số loài bị tiêu diệt với 85% loài cá và 60% các loài sinh vật bị tiêu diệt. Nguyên nhân cuộc tuyệt chủng được chấp nhận nhiều hơn cả là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao gần Trái đất làm cho carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng tới Trái đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài 0,5 - 1,5 triệu năm. Mực nước biển hạ thấp kết hợp với sự lạnh giá của băng hà đã đem đến sự tuyệt chủng hàng loạt vào kỷ Ordovic.
Cuộc đại tuyệt chủng Devon (360 đến 375 triệu năm về trước)
Cuộc đại tuyệt chủng Devon là một trong 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn và đáng sợ nhất trong lịch sử sinh học của Trái Đất. Nó xảy ra cách đây khoảng 360 triệu năm khiến 70% số loài sinh vật bị tiêu diệt. Những bằng chứng khảo cổ chỉ ra rằng cuộc đại tuyệt chủng này có thể kéo dài đến 20 triệu năm.
Mặc dù là một trong số những cuộc đại tuyệt chủng đáng sợ nhất thế giới nhưng đến nay nguyên nhân của nó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Trias (251 triệu năm về trước giữa)
Cuộc đại tuyệt chủng Permi - Triasy xảy ra cách đây khoảng 251 triệu năm trước. Nó được ví như vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử Trái Đất. Sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp này đã tuyệt diệt 95% các loài sinh vật trên trái đất.
Rất nhiều giả thiết đã được đưa ra để giải thích cho cuộc đại tuyệt chủng này. Các bằng chứng khảo cổ đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính là do sự vận động kiến tạo vô cùng mạnh mẽ của lớp vỏ Trái Đất, gây ra nứt gãy và dồn nén các mảng lục địa. Sự phun trào macma từ các mảng đứt gãy nhấn chìm tất cả bề mặt Trái Đất trong biển lửa. Bụi và khí carbonic ra tăng gây hiệu ứng ra nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Các dòng hải lưu dưới đại dương thay đổi gây ra tác động lớn đối với hệ sinh thái, tuần hoàn đại dương trở nên trì trệ, thiếu oxy. Sự sống lúc này trở nên vô cùng mong manh.
Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura (199 đến 214 triệu năm về trước)
Cuộc đại tuyệt chủng Trias - Jura là cuộc tuyệt chủng diễn ra cách đây khoảng 199,6 triệu năm đã làm tuyệt chủng hoàn toàn một nửa số sinh vật đang sinh sống trên trái đất.
Người ta vẫn chưa chắc điều gì đã gây ra thảm họa trên. Các nhà khoa học dự đoán, một hiện tượng phun trào núi lửa lớn đã xảy ra. Tuy nhiên gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra khá chính xác khoảng thời gian cuộc tuyệt chủng diễn ra và vụ va chạm của sao băng tạo nên hồ Manicouagan (Canada). Bằng chứng này chứng minh, có thể chính vụ va chạm là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cuộc tuyệt chủng này.
Tuyệt chủng Creta - Paleogen (65 triệu năm trước)
Sự kiện tuyệt chủng này xảy ra cách đây khoảng 66,5 triệu năm, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen. Khoảng 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố kinh hoàng này. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra, như sự tác động mạnh mẽ của cá thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.
Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ. Khủng long là loài động vật có xương sống bị ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường thay đổi, sự đa dạng loài giảm đáng kể. Cùng với đó, một số loài thực vật, động vật không xương sống cũng biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế.