Chồn sương chân đen: Loài động vật đối diện nguy cơ tuyệt chủng năm 2017 này từng chiếm một số lượng đông đảo khắp khu vực Bắc Mỹ, tuy nhiên sự lây lan của bệnh dịch hạch và việc săn thú lấy lông đã đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Ảnh: Cool Green Sciene.Chúng được Hiệp hội Bảo tồn Tự nhiên Thế giới (IUCN) đánh giá là “tuyệt chủng trong tự nhiên” vào năm 1987. Nhờ chương trình sinh sản phối giống của chính phủ Mỹ mà loài động vật này bắt đầu có dấu hiệu khôi phục. Hiện có hơn 1.200 cá thể chồn sương chân đen sinh sống trong tự nhiên. Ảnh: Cool Green Sciene.Báo Mãn Châu: Đây là một trong những loài mèo hiếm nhất trên thế giới. IUCN coi báo Amur là loài vật trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, đối mặt với một rất cao nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Ảnh: worldwildlife.org.Chúng có bộ lông dày để chống chọi với mùa đông. Thức ăn của chúng là dê núi, heo rừng và cả những xác của các con tuần lộc đã chết. Mỗi lần sinh sản, chúng sinh không quá 3 con non nhưng chỉ một con sống sót. Hiện nay loài báo này đang có nguy cơ tuyệt chủng là 90% vì nạn đói và mất môi trường sống. Báo Mãn Châu là loài báo có tiếng gầm to nhất trong các loài báo. Ảnh: worldwildlife.org.Báo săn: Loài động vật chạy nhanh nhất trên mặt đất hiện thuộc diện nguy cấp và đang giảm dần về số lượng. Chỉ còn có 700 con và sống chủ yếu ở Cộng hòa Trung Phi, Chad hay Ethiopia. Ảnh: Huffington Post.Các vùng đất rộng bị thu hẹp thành đất canh tác cho nên báo săn được dồn vào các khu bảo tồn. Nhưng các khu bảo tồn lại không có đất rộng và báo săn phải cạnh tranh với sư tử và linh cẩu, vì vậy báo mẹ rất khó sinh con. Điều này buộc chúng phải mở rộng khu vực săn mồi và đối mặt với nguy cơ bị săn bắt trái phép. Ảnh: Wikipedia.Cá heo California: Đây là loài động vật biển có vú đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Chúng sống ở các đầm phá nông, đục dọc theo các bờ biển và hiếm khi được nhìn thấy ở nhiều nước sâu hơn 30 m. Do đó, chúng thường xuyên mắc vào lưới của ngư dân. Ảnh: Public Radio International.Năm 1997, có khoảng 600 cá thể cá heo California được ghi nhận, nhưng đến tháng 11/2016 con số này giảm đến 30. Một khu vực bảo tồn dành riêng cho chúng đang được xây dựng với dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2017. Ảnh: thepetitionsite.com.Chuột Bramble Cay: Loài chuột nhỏ sinh sống tách biệt tại cù lao Ramble tại cực bắc Autralia, từ 2007 đã không còn bất kỳ ghi nhận nào về chúng. Phóng viên của tờ Australian Geographic Lauren Smith tin rằng vẫn còn một ít cá thể chuột Ramble Cay tại Papua New Guinea và đồng bằng sông Fly. Trước khi thông tin này được chứng thực, chuột Ramble Cay được đánh giá “tuyệt chủng” trong danh sách của IUCN. Chúng là loài động vật đầu tiên bị đẩy đến tuyệt chủng do biến đổi khí hậu gây ra bởi con người. Ảnh: Geographical Magazine.Vẹt xám châu Phi: Đây là một loài động vật thông minh có thể nhại theo tiếng người. Cá thể nổi bật nhất của giống loài này là chú vẹt Alex trong các nghiên cứu của Đại học Harvard và Brandeis. Alex có thể nói hơn 100 từ tiếng Anh. Ảnh: Pinterest.Từ 1994 đến 2003 có 359000 cá thể vẹt xám châu Phi bị bắt và buôn bán khắp thế giới. Tại một số khu vực, số lượng cá thể vẹt chỉ còn 1% so với ghi nhận ban đầu. Ảnh: Howcast Youtube Channel.
Chồn sương chân đen: Loài động vật đối diện nguy cơ tuyệt chủng năm 2017 này từng chiếm một số lượng đông đảo khắp khu vực Bắc Mỹ, tuy nhiên sự lây lan của bệnh dịch hạch và việc săn thú lấy lông đã đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Ảnh: Cool Green Sciene.
Chúng được Hiệp hội Bảo tồn Tự nhiên Thế giới (IUCN) đánh giá là “tuyệt chủng trong tự nhiên” vào năm 1987. Nhờ chương trình sinh sản phối giống của chính phủ Mỹ mà loài động vật này bắt đầu có dấu hiệu khôi phục. Hiện có hơn 1.200 cá thể chồn sương chân đen sinh sống trong tự nhiên. Ảnh: Cool Green Sciene.
Báo Mãn Châu: Đây là một trong những loài mèo hiếm nhất trên thế giới. IUCN coi báo Amur là loài vật trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, đối mặt với một rất cao nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Ảnh: worldwildlife.org.
Chúng có bộ lông dày để chống chọi với mùa đông. Thức ăn của chúng là dê núi, heo rừng và cả những xác của các con tuần lộc đã chết. Mỗi lần sinh sản, chúng sinh không quá 3 con non nhưng chỉ một con sống sót. Hiện nay loài báo này đang có nguy cơ tuyệt chủng là 90% vì nạn đói và mất môi trường sống. Báo Mãn Châu là loài báo có tiếng gầm to nhất trong các loài báo. Ảnh: worldwildlife.org.
Báo săn: Loài động vật chạy nhanh nhất trên mặt đất hiện thuộc diện nguy cấp và đang giảm dần về số lượng. Chỉ còn có 700 con và sống chủ yếu ở Cộng hòa Trung Phi, Chad hay Ethiopia. Ảnh: Huffington Post.
Các vùng đất rộng bị thu hẹp thành đất canh tác cho nên báo săn được dồn vào các khu bảo tồn. Nhưng các khu bảo tồn lại không có đất rộng và báo săn phải cạnh tranh với sư tử và linh cẩu, vì vậy báo mẹ rất khó sinh con. Điều này buộc chúng phải mở rộng khu vực săn mồi và đối mặt với nguy cơ bị săn bắt trái phép. Ảnh: Wikipedia.
Cá heo California: Đây là loài động vật biển có vú đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Chúng sống ở các đầm phá nông, đục dọc theo các bờ biển và hiếm khi được nhìn thấy ở nhiều nước sâu hơn 30 m. Do đó, chúng thường xuyên mắc vào lưới của ngư dân. Ảnh: Public Radio International.
Năm 1997, có khoảng 600 cá thể cá heo California được ghi nhận, nhưng đến tháng 11/2016 con số này giảm đến 30. Một khu vực bảo tồn dành riêng cho chúng đang được xây dựng với dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2017. Ảnh: thepetitionsite.com.
Chuột Bramble Cay: Loài chuột nhỏ sinh sống tách biệt tại cù lao Ramble tại cực bắc Autralia, từ 2007 đã không còn bất kỳ ghi nhận nào về chúng. Phóng viên của tờ Australian Geographic Lauren Smith tin rằng vẫn còn một ít cá thể chuột Ramble Cay tại Papua New Guinea và đồng bằng sông Fly. Trước khi thông tin này được chứng thực, chuột Ramble Cay được đánh giá “tuyệt chủng” trong danh sách của IUCN. Chúng là loài động vật đầu tiên bị đẩy đến tuyệt chủng do biến đổi khí hậu gây ra bởi con người. Ảnh: Geographical Magazine.
Vẹt xám châu Phi: Đây là một loài động vật thông minh có thể nhại theo tiếng người. Cá thể nổi bật nhất của giống loài này là chú vẹt Alex trong các nghiên cứu của Đại học Harvard và Brandeis. Alex có thể nói hơn 100 từ tiếng Anh. Ảnh: Pinterest.
Từ 1994 đến 2003 có 359000 cá thể vẹt xám châu Phi bị bắt và buôn bán khắp thế giới. Tại một số khu vực, số lượng cá thể vẹt chỉ còn 1% so với ghi nhận ban đầu. Ảnh: Howcast Youtube Channel.