Cầy gấm (Prionodon pardicolor). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 36-38 cm. Khu vực phân bố: Khắp Việt Nam, đã thu mẫu ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: ZooChat. Cầy giông (Viverra zibetha). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 77-79 cm. Khu vực phân bố: Ghi nhận ở các khu rừng được bảo vệ tốt từ Bắc vào Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Wikipedia. Cầy giông sọc (Viverra megaspila). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 80-95 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh phía Nam, đã thu mẫu ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP HCM, Kiên Giang. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: BioLib. Cầy giông Tây Nguyên (Viverra tainguyensis). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 77-79 cm. Khu vực phân bố: Loài mới phát hiện năm 1997, đã thu mẫu ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, có thể phân bố rộng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Vncreatures.net. Cầy hương (Viverricula indica). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 54-63 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh miền núi và trung du khắp cả nước. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks. Cầy lỏn (Herpestes javanicus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 35-41 cm. Khu vực phân bố: Hầu khắp các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi và vùng dân gần rừng từ Bắc vào Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: iNaturalist. Cầy mực (Arctictis binturong). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 60-95 cm. Khu vực phân bố: Có thể trước kia cầy mực phân bố rộng ở rừng trong toàn quốc, nhưng hiện nay chỉ còn ghi nhận ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Lai Châu. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Parc Animalier des Pyrénées. Cầy móc cua (Herpestes urva). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 44-48 cm. Khu vực phân bố: Sống gần nguồn nước, có mặt ở hầu khắp các khu rừng còn tốt và một vài khu vực rừng ven biển. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: ZooChat. Cầy rái cá (Cynongale lowei). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 57-67 cm. Khu vực phân bố: Được phát hiện ở Bắc Kạn từ năm 1933, đến nay chưa có mẫu mới, có thể đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: ZooChat. Cầy tai trắng (Arctogalidia trivirgata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 54-63 cm. Khu vực phân bố: Các vùng rừng núi cao trong toàn quốc, đã thu mẫu ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Mai Châu, Tu Lý), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng. Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks. Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 48-70 cm. Khu vực phân bố: Có nhiều ở các tỉnh phía Nam, từ Phan Rang đến Kiên Giang. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks. Cầy vòi mốc (Paguma larvata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 65-75 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh có rừng trên toàn quốc. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: iNaturalist. Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 47-57 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh miền núi khắp cả nước, đã thu mẫu ở Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hoà Bình, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: Chester Zoo Science. Cầy vằn Nam (Hemigalus derbyanus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 46-53 cm. Khu vực phân bố: Chưa rõ, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary có một mẫu số N.1100/48 sưu tầm tại Sài Gòn năm 1870. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp bị đe dọa. Ảnh: Hugh Lansdown.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Cầy gấm (Prionodon pardicolor). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 36-38 cm. Khu vực phân bố: Khắp Việt Nam, đã thu mẫu ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: ZooChat.
Cầy giông (Viverra zibetha). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 77-79 cm. Khu vực phân bố: Ghi nhận ở các khu rừng được bảo vệ tốt từ Bắc vào Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Wikipedia.
Cầy giông sọc (Viverra megaspila). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 80-95 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh phía Nam, đã thu mẫu ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP HCM, Kiên Giang. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: BioLib.
Cầy giông Tây Nguyên (Viverra tainguyensis). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 77-79 cm. Khu vực phân bố: Loài mới phát hiện năm 1997, đã thu mẫu ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, có thể phân bố rộng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Vncreatures.net.
Cầy hương (Viverricula indica). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 54-63 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh miền núi và trung du khắp cả nước. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks.
Cầy lỏn (Herpestes javanicus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 35-41 cm. Khu vực phân bố: Hầu khắp các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi và vùng dân gần rừng từ Bắc vào Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: iNaturalist.
Cầy mực (Arctictis binturong). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 60-95 cm. Khu vực phân bố: Có thể trước kia cầy mực phân bố rộng ở rừng trong toàn quốc, nhưng hiện nay chỉ còn ghi nhận ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Lai Châu. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Parc Animalier des Pyrénées.
Cầy móc cua (Herpestes urva). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 44-48 cm. Khu vực phân bố: Sống gần nguồn nước, có mặt ở hầu khắp các khu rừng còn tốt và một vài khu vực rừng ven biển. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: ZooChat.
Cầy rái cá (Cynongale lowei). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 57-67 cm. Khu vực phân bố: Được phát hiện ở Bắc Kạn từ năm 1933, đến nay chưa có mẫu mới, có thể đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: ZooChat.
Cầy tai trắng (Arctogalidia trivirgata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 54-63 cm. Khu vực phân bố: Các vùng rừng núi cao trong toàn quốc, đã thu mẫu ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Mai Châu, Tu Lý), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng. Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks.
Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 48-70 cm. Khu vực phân bố: Có nhiều ở các tỉnh phía Nam, từ Phan Rang đến Kiên Giang. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks.
Cầy vòi mốc (Paguma larvata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 65-75 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh có rừng trên toàn quốc. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: iNaturalist.
Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 47-57 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh miền núi khắp cả nước, đã thu mẫu ở Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hoà Bình, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: Chester Zoo Science.
Cầy vằn Nam (Hemigalus derbyanus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 46-53 cm. Khu vực phân bố: Chưa rõ, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary có một mẫu số N.1100/48 sưu tầm tại Sài Gòn năm 1870. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp bị đe dọa. Ảnh: Hugh Lansdown.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.