1. Cá mập miệng rộng (Megamouth Shark). Sống ở độ sâu 40 mét dưới đáy đại dương, cá mập miệng rộng được cho là một trong những loài sinh vật biển kì dị nhất hành tinh. Chúng ăn các loài sinh vật phù du và những loại cá nhỏ. Chiều dài trung bình khoảng 17 feet (5.2 m).Điểm đặc biệt của loài cá này đó chính là miệng của chúng được bao phủ bởi cơ quan phát sáng có khả năng phát quang trong bóng tối nhằm dẫn dụ những sinh vật trôi nổi cũng như các loài cá nhỏ, tôm, tép,....2. Cua nhện khổng lồ (Giant Spider Crab). Là loài ăn tạp, cua nhện khổng lồ sống ở độ sâu 160 m dưới đại dương, kích thước trung bình từ 3.7 mét. Vỏ của nó được tô điểm bởi bọt biển và các loài động vật khác để trà trộn dưới đáy đại dương.3. Cá sói Đại Tây Dương (Atlantic Wolffish). Là một loài cá sói trong họ Anarhichadidae, chúng sống ở độ sâu 500 mét dưới đáy đại dương.Cá sói Đại Tây Dương sử dụng chiếc hàm mạnh mẽ của mình để ăn động vật thân mềm có vỏ, động vật giáp xác, động vật da gai.4. Sao Rổ (Basket Star). Ở độ sâu 550 m dưới đáy đại dương, chúng ta có thể bắt gặp Sao Rổ với kích thước trung bình vỏn vẹn khoảng 14 cm. Chúng ăn các sinh vật phù du ngang qua bằng các móc nhỏ, sắc nằm ở trên tua.5. Cá mút đá Thái Bình Dương (Pacific Hagfish). Sống ở độ sâu 914 m dưới đáy đại dương, chúng có kích thước trung bình của cơ thể từ 63 cm, thường ăn các loại cá chết hoặc sắp chết bằng cách xâm nhập vào cơ thể và ăn nội tạng.Khi đang thưởng thức con mồi, chúng thường buộc đuôi lại thành nút giúp tạo mô-men xoắn để tăng lực cắn.6. Predatory Tunicate có kích thước trung bình khoảng 13 cm, sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét dưới đáy biển.Đây là một loài ăn thịt biển sâu, sống neo dọc theo đáy biển, chờ đợi cho động vật phù du trôi dạt hoặc lọt vào trong vòm miệng rộng như mui xe của nó để bắt chúng.7. Cá giọt nước (Blobfish). Loài cá đặc biệt này sống ở độ sâu giữa 600 m và 1.200 m dưới đáy biển, với hình dạng được ví như khuôn mặt của một người đàn ông béo phì có vẻ cáu gắt với cái mũi hình củ hành.Thức ăn chủ yếu của chúng thường là các loài giáp xác. Nhờ cấu tạo từ khối gelatin nhão, nhẹ hơn nước, cá có thể nổi trên bề mặt đáy biển mà không cần bơi, hơn nữa chịu được áp suất khổng lồ ở đáy biển mà không bị nghiền nát.8. Cá chình bồ nông (Gulper Eel). Chúng còn có những cái tên khác như: cá chình nuốt chửng và cá chình nuốt chửng miệng dù hay cá chình miệng to.Gulper eel sống ở độ sâu khoảng 1.200 m dưới đáy biển, thức ăn chủ yếu là các loại động vật giáp xác nhỏ bé. Chúng có khả năng co giãn dạ dày để chứa đựng nhiều thức ăn hơn.9. Cua Yeti. Cua Người tuyết mù hay cua Yeti sống chủ yếu ở vùng nước sâu khoảng 2.200 m, chúng có tên gọi như vậy là bởi chúng không có mắt, vì vậy chúng dành hầu như cả cuộc đời mình sống trong môi trường nước ấm của các lỗ thủy nhiệt.Nhìn bên ngoài, trông chúng như được bao phủ bởi một lớp lông mềm như các loài nhện. Song thực tế, bộ lông của sinh vật này hoàn toàn là lông cứng. Các lông cứng của chúng trở thành chỗ bám lý tưởng cho các loài vi khuẩn.10. Cá biển đen (Black Swallower) sống ở độ sâu từ 2.743 mét dưới đáy đại dương. Tuy kích thước chỉ khoảng 25 cm nhưng bằng cách nới rộng dạ dày, loài cá này có thể nuốt chửng con mồi với cân nặng gấp 10 lần chúng!Khi xác định được mục tiêu, Black Swallower sẽ dùng đuôi tóm lấy con mồi, rồi cắn chặt nó bằng bộ răng sắc nhọn. Bộ hàm sẽ nhích dần lên, cho đến khi mồi hoàn toàn nằm trong bụng nó.
1. Cá mập miệng rộng (Megamouth Shark). Sống ở độ sâu 40 mét dưới đáy đại dương, cá mập miệng rộng được cho là một trong những loài sinh vật biển kì dị nhất hành tinh. Chúng ăn các loài sinh vật phù du và những loại cá nhỏ. Chiều dài trung bình khoảng 17 feet (5.2 m).
Điểm đặc biệt của loài cá này đó chính là miệng của chúng được bao phủ bởi cơ quan phát sáng có khả năng phát quang trong bóng tối nhằm dẫn dụ những sinh vật trôi nổi cũng như các loài cá nhỏ, tôm, tép,....
2. Cua nhện khổng lồ (Giant Spider Crab). Là loài ăn tạp, cua nhện khổng lồ sống ở độ sâu 160 m dưới đại dương, kích thước trung bình từ 3.7 mét. Vỏ của nó được tô điểm bởi bọt biển và các loài động vật khác để trà trộn dưới đáy đại dương.
3. Cá sói Đại Tây Dương (Atlantic Wolffish). Là một loài cá sói trong họ Anarhichadidae, chúng sống ở độ sâu 500 mét dưới đáy đại dương.
Cá sói Đại Tây Dương sử dụng chiếc hàm mạnh mẽ của mình để ăn động vật thân mềm có vỏ, động vật giáp xác, động vật da gai.
4. Sao Rổ (Basket Star). Ở độ sâu 550 m dưới đáy đại dương, chúng ta có thể bắt gặp Sao Rổ với kích thước trung bình vỏn vẹn khoảng 14 cm. Chúng ăn các sinh vật phù du ngang qua bằng các móc nhỏ, sắc nằm ở trên tua.
5. Cá mút đá Thái Bình Dương (Pacific Hagfish). Sống ở độ sâu 914 m dưới đáy đại dương, chúng có kích thước trung bình của cơ thể từ 63 cm, thường ăn các loại cá chết hoặc sắp chết bằng cách xâm nhập vào cơ thể và ăn nội tạng.
Khi đang thưởng thức con mồi, chúng thường buộc đuôi lại thành nút giúp tạo mô-men xoắn để tăng lực cắn.
6. Predatory Tunicate có kích thước trung bình khoảng 13 cm, sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét dưới đáy biển.
Đây là một loài ăn thịt biển sâu, sống neo dọc theo đáy biển, chờ đợi cho động vật phù du trôi dạt hoặc lọt vào trong vòm miệng rộng như mui xe của nó để bắt chúng.
7. Cá giọt nước (Blobfish). Loài cá đặc biệt này sống ở độ sâu giữa 600 m và 1.200 m dưới đáy biển, với hình dạng được ví như khuôn mặt của một người đàn ông béo phì có vẻ cáu gắt với cái mũi hình củ hành.
Thức ăn chủ yếu của chúng thường là các loài giáp xác. Nhờ cấu tạo từ khối gelatin nhão, nhẹ hơn nước, cá có thể nổi trên bề mặt đáy biển mà không cần bơi, hơn nữa chịu được áp suất khổng lồ ở đáy biển mà không bị nghiền nát.
8. Cá chình bồ nông (Gulper Eel). Chúng còn có những cái tên khác như: cá chình nuốt chửng và cá chình nuốt chửng miệng dù hay cá chình miệng to.
Gulper eel sống ở độ sâu khoảng 1.200 m dưới đáy biển, thức ăn chủ yếu là các loại động vật giáp xác nhỏ bé. Chúng có khả năng co giãn dạ dày để chứa đựng nhiều thức ăn hơn.
9. Cua Yeti. Cua Người tuyết mù hay cua Yeti sống chủ yếu ở vùng nước sâu khoảng 2.200 m, chúng có tên gọi như vậy là bởi chúng không có mắt, vì vậy chúng dành hầu như cả cuộc đời mình sống trong môi trường nước ấm của các lỗ thủy nhiệt.
Nhìn bên ngoài, trông chúng như được bao phủ bởi một lớp lông mềm như các loài nhện. Song thực tế, bộ lông của sinh vật này hoàn toàn là lông cứng. Các lông cứng của chúng trở thành chỗ bám lý tưởng cho các loài vi khuẩn.
10. Cá biển đen (Black Swallower) sống ở độ sâu từ 2.743 mét dưới đáy đại dương. Tuy kích thước chỉ khoảng 25 cm nhưng bằng cách nới rộng dạ dày, loài cá này có thể nuốt chửng con mồi với cân nặng gấp 10 lần chúng!
Khi xác định được mục tiêu, Black Swallower sẽ dùng đuôi tóm lấy con mồi, rồi cắn chặt nó bằng bộ răng sắc nhọn. Bộ hàm sẽ nhích dần lên, cho đến khi mồi hoàn toàn nằm trong bụng nó.