1. Tọa lạc cạnh đường Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ.Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 đến ngày 10/4/1977. Sau khi hoàn thành, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có tổng diện tích 140.000m2, trong đó diện tích đất mộ là 23.000m2, là nơi quy tụ trên 10.000 phần mộ của các liệt sĩ.Khu đất mộ chia thành các khu vực theo quê quán liệt sĩ: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh.Nghĩa trang Trường Sơn được đánh giá là một công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô nhất, có tính nghệ thuật cao, thể hiện niềm biết ơn và sự tôn vinh những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.2. Nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc là địa danh gắn liền với sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Vào thời kháng chiến chống Mỹ, ngã ba này là nút giao thông trọng yếu, luôn hứng chịu những đợt ném bom tàn khốc của không quân Mỹ. Mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ làm nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe.Chiều ngày 24/7/1968, sau một trận bom, 10 cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc san lập hố bom sửa chữa đường. Bất ngờ tốp máy bay phản lực của địch quay lại thả một loạt bom trúng căn hầm các cô vừa vào trú ẩn. 10 cô gái đã hi sinh khi còn rất trẻ, phần lớn chưa lập gia đình.Sự hinh sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của người phụ nữ Việt Nam cũng như của toàn thể lực lượng thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ.3. Nằm trên núi Cấm thuộc địa phận xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng từ năm 2009-2015 để khắc ghi công lao của những người mẹ đã hiến dâng những người con ưu tú cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Trung tâm quần thể kiến trúc là tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904-2010) làm bằng chất liệu đá sa thạch, mang hình cánh cung dài trên 100 mét. Hai bên cánh cung tạc hình 11 liệt sĩ - là 11 người con của Mẹ Thứ đã mất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.Bên trong khối tượng là khu bảo tàng với diện tích 400 m2, gồm phòng trưng bày, phòng bảo quản và nơi ghi danh hơn 50.000 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Các gian bảo tàng giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật tái hiện cuộc đời, sự cống hiến cao cả của các Mẹ với Tổ quốc.Sau khi khánh thành, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng đóng góp thêm một điểm về nguồn mang giá trị lịch sử và nhân văn vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục lòng yêu nước với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày hôm nay.Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
1. Tọa lạc cạnh đường Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ.
Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 đến ngày 10/4/1977. Sau khi hoàn thành, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có tổng diện tích 140.000m2, trong đó diện tích đất mộ là 23.000m2, là nơi quy tụ trên 10.000 phần mộ của các liệt sĩ.
Khu đất mộ chia thành các khu vực theo quê quán liệt sĩ: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh.
Nghĩa trang Trường Sơn được đánh giá là một công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô nhất, có tính nghệ thuật cao, thể hiện niềm biết ơn và sự tôn vinh những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
2. Nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc là địa danh gắn liền với sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Vào thời kháng chiến chống Mỹ, ngã ba này là nút giao thông trọng yếu, luôn hứng chịu những đợt ném bom tàn khốc của không quân Mỹ. Mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ làm nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe.
Chiều ngày 24/7/1968, sau một trận bom, 10 cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc san lập hố bom sửa chữa đường. Bất ngờ tốp máy bay phản lực của địch quay lại thả một loạt bom trúng căn hầm các cô vừa vào trú ẩn. 10 cô gái đã hi sinh khi còn rất trẻ, phần lớn chưa lập gia đình.
Sự hinh sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của người phụ nữ Việt Nam cũng như của toàn thể lực lượng thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ.
3. Nằm trên núi Cấm thuộc địa phận xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng từ năm 2009-2015 để khắc ghi công lao của những người mẹ đã hiến dâng những người con ưu tú cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Trung tâm quần thể kiến trúc là tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904-2010) làm bằng chất liệu đá sa thạch, mang hình cánh cung dài trên 100 mét. Hai bên cánh cung tạc hình 11 liệt sĩ - là 11 người con của Mẹ Thứ đã mất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Bên trong khối tượng là khu bảo tàng với diện tích 400 m2, gồm phòng trưng bày, phòng bảo quản và nơi ghi danh hơn 50.000 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Các gian bảo tàng giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật tái hiện cuộc đời, sự cống hiến cao cả của các Mẹ với Tổ quốc.
Sau khi khánh thành, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng đóng góp thêm một điểm về nguồn mang giá trị lịch sử và nhân văn vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục lòng yêu nước với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày hôm nay.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.