Ngoài lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội còn một khu lăng mộ đá cổ khắc được công nhận là di tích quốc gia. Đó là khu lăng mộ của Quận công Phạm Mẫn Trực.Quận công Phạm Mẫn Trực là quan võ thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18), từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh, sau khi mất được chôn cất ở quê nhà là làng Lại Yên, Hoài Đức. Lăng mộ của ông được xây vào năm 1713. Lăng Phạm Mẫn Trực có một quy mô khá lớn, gồm nhà tiền tế (hiện không còn), khu nhà đặt bia, và khu mộ, xung quanh có tường bao bằng đá ong.Cổng vào lăng được ghép bằng các phiến đá lớn, hai bên là cặp chó đá canh cổng.Hai bên sân lăng có cặp voi đá lớn.Cận cảnh voi đá ở lăng Phạm Mẫn Trực.Thẳng hàng với cặp voi đá là hai nhà bia.Giữa hai nhà bia là hương án, sập thờ, đẳng thờ và một cổng nhỏ thông sang nơi đặt mộ phần.Trong hai nhà bia có hai tấm bia nói về gia thế và sự nghiệp của Quận công Phạm Mẫn Trực.Mặt ngoài hai nhà bia được tạc hình quan võ rất tinh xảo, được coi là những tác phẩm mẫu mực của điêu khắc Việt thế kỷ 17-18.Hoa văn trên hương án.Cận cảnh sập thờ.Đẳng thờ.Nơi đặt mộ phần Quận công Phạm Mẫn Trực nằm sau khu nhà bia.Ngôi mộ là một phiến đá cổ, phía trên có khắc tên, hiệu. Sau mộ là bình phong hậu.Hình tượng rồng trên cổng thông sang khu mộ phần.Cách đây vài năm, lăng Phạm Mẫn Trực đã bị nứt vỡ và sụp lún nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Hiện tại, tình trạng lăng đã được cải thiện một phần, nhưng hai nhà bia vẫn phải chống đỡ bằng khung sắt.Nhìn từ phía sau, một phần cấu trúc nhà bia đã bị sập và được gia cố tạm thời bằng gạch nung.Mái nhà bia bị rạn nứt thành nhiều mảng.Vết nứt ở cổng đá.Tượng chó đá bên trái cổng lăng bị vùi một phần dưới đất.Các loài cây dại mọc trên tường đá ong.Một số hình ảnh khác về lăng Phạm Mẫn Trực.
Ngoài lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội còn một khu lăng mộ đá cổ khắc được công nhận là di tích quốc gia. Đó là khu lăng mộ của Quận công Phạm Mẫn Trực.
Quận công Phạm Mẫn Trực là quan võ thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18), từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh, sau khi mất được chôn cất ở quê nhà là làng Lại Yên, Hoài Đức. Lăng mộ của ông được xây vào năm 1713.
Lăng Phạm Mẫn Trực có một quy mô khá lớn, gồm nhà tiền tế (hiện không còn), khu nhà đặt bia, và khu mộ, xung quanh có tường bao bằng đá ong.
Cổng vào lăng được ghép bằng các phiến đá lớn, hai bên là cặp chó đá canh cổng.
Hai bên sân lăng có cặp voi đá lớn.
Cận cảnh voi đá ở lăng Phạm Mẫn Trực.
Thẳng hàng với cặp voi đá là hai nhà bia.
Giữa hai nhà bia là hương án, sập thờ, đẳng thờ và một cổng nhỏ thông sang nơi đặt mộ phần.
Trong hai nhà bia có hai tấm bia nói về gia thế và sự nghiệp của Quận công Phạm Mẫn Trực.
Mặt ngoài hai nhà bia được tạc hình quan võ rất tinh xảo, được coi là những tác phẩm mẫu mực của điêu khắc Việt thế kỷ 17-18.
Hoa văn trên hương án.
Cận cảnh sập thờ.
Đẳng thờ.
Nơi đặt mộ phần Quận công Phạm Mẫn Trực nằm sau khu nhà bia.
Ngôi mộ là một phiến đá cổ, phía trên có khắc tên, hiệu. Sau mộ là bình phong hậu.
Hình tượng rồng trên cổng thông sang khu mộ phần.
Cách đây vài năm, lăng Phạm Mẫn Trực đã bị nứt vỡ và sụp lún nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Hiện tại, tình trạng lăng đã được cải thiện một phần, nhưng hai nhà bia vẫn phải chống đỡ bằng khung sắt.
Nhìn từ phía sau, một phần cấu trúc nhà bia đã bị sập và được gia cố tạm thời bằng gạch nung.
Mái nhà bia bị rạn nứt thành nhiều mảng.
Vết nứt ở cổng đá.
Tượng chó đá bên trái cổng lăng bị vùi một phần dưới đất.
Các loài cây dại mọc trên tường đá ong.
Một số hình ảnh khác về lăng Phạm Mẫn Trực.