Vào ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Do sai lầm trong thiết kế và điều khiển, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại lò phản ứng số 4 đã làm phát tán lượng lớn chất phóng xạ vào môi trường sống. Thảm họa hạt nhân Chernobyl đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân cũng như hệ sinh thái, động thực vật quanh nhà máy này.Rừng đỏ là khu rừng nổi tiếng bao quanh nhà máy điện Chernobyl có các cây cối chuyển thành màu nâu đỏ trước khi chết. Điều kỳ lạ hơn là các thân cây chết, lá rụng ở Rừng đỏ gần như không bị phân hủy, ngay cả sau một vài thập niên.Sau khi thực hiện các nghiên cứu, giới chuyên gia phát hiện các cây chết và lá tại khu nhiễm xạ không phân hủy như thực vật bình thường ở những nơi khác.Theo đánh giá của cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA), theo thang INES, thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7. Chính vì vậy, đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.Lượng phóng xạ trong vụ nổ tại nhà máy điện Chernobyl phát tán ra môi trường lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.Vụ nổ tại lò phản ứng số 4 làm phát tán một số lượng lớn các hạt phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh, Ireland và phía đông nước Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng sau thảm kịch hạt nhân trên.Theo ước tính, thảm họa hạt nhân Chernobyl đã gây ra thiệt hại về kinh tế hàng trăm tỷ USD.Khoảng 800.000 nam giới bị phơi nhiễm phóng xạ trong quá trình khắc phục hậu quả thảm họa Chernobyl. Nhiều người trong số này chết vì phơi nhiễm phóng xạ sau vài tuần hoặc vài tháng xảy ra sự cố hạt nhân trên.Khu vực xung quanh nhà máy điện Chernobyl được sử dụng để phục vụ các hoạt động xử lý chất thải phóng xạ.Theo các chuyên gia khoa học, nồng độ phóng xạ ở thành phố Pripyat sẽ đạt ngưỡng an toàn cho con người sinh sống trong khoảng 24.000 năm nữa.
Vào ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Do sai lầm trong thiết kế và điều khiển, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại lò phản ứng số 4 đã làm phát tán lượng lớn chất phóng xạ vào môi trường sống. Thảm họa hạt nhân Chernobyl đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân cũng như hệ sinh thái, động thực vật quanh nhà máy này.
Rừng đỏ là khu rừng nổi tiếng bao quanh nhà máy điện Chernobyl có các cây cối chuyển thành màu nâu đỏ trước khi chết. Điều kỳ lạ hơn là các thân cây chết, lá rụng ở Rừng đỏ gần như không bị phân hủy, ngay cả sau một vài thập niên.
Sau khi thực hiện các nghiên cứu, giới chuyên gia phát hiện các cây chết và lá tại khu nhiễm xạ không phân hủy như thực vật bình thường ở những nơi khác.
Theo đánh giá của cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA), theo thang INES, thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7. Chính vì vậy, đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.
Lượng phóng xạ trong vụ nổ tại nhà máy điện Chernobyl phát tán ra môi trường lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Vụ nổ tại lò phản ứng số 4 làm phát tán một số lượng lớn các hạt phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh, Ireland và phía đông nước Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng sau thảm kịch hạt nhân trên.
Theo ước tính, thảm họa hạt nhân Chernobyl đã gây ra thiệt hại về kinh tế hàng trăm tỷ USD.
Khoảng 800.000 nam giới bị phơi nhiễm phóng xạ trong quá trình khắc phục hậu quả thảm họa Chernobyl. Nhiều người trong số này chết vì phơi nhiễm phóng xạ sau vài tuần hoặc vài tháng xảy ra sự cố hạt nhân trên.
Khu vực xung quanh nhà máy điện Chernobyl được sử dụng để phục vụ các hoạt động xử lý chất thải phóng xạ.
Theo các chuyên gia khoa học, nồng độ phóng xạ ở thành phố Pripyat sẽ đạt ngưỡng an toàn cho con người sinh sống trong khoảng 24.000 năm nữa.