Bom ba càng gắn với hình ảnh người chiến sĩ Cảm tử quân đã trở thành biểu tượng bất hủ của cuộc Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 3/1947). Nhưng không phải ai cũng biết về loại vũ khí huyền thoại này.Theo các tư liệu lịch sử, bom ba càng được biết đến ở Việt Nam khi quân Nhật tiến vào Đông Dương thuộc Pháp. Đây là loại vũ khí chống tăng do người Nhật phát triển, có cấu tạo đơn giản, về nguyên tắc là đầu đạn lõm có ba điểm chạm kích nổ (ba kíp) nên được gọi là bom ba càng.Sau khi giành được chính quyền, Việt Minh có thu được một số bom ba càng của người Nhật. Khoảng gần 100 bom ba càng được phát cho Vệ quốc đoàn, trong đó hơn một nửa ở Liên khu một để dùng trong trận Hà Nội vì bộ đội Việt Minh khi đó cũng không có phương tiện chống tăng hiệu quả.Ðánh bom ba càng phải là những chiến sĩ mưu trí, quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng với phương châm diệt được xe cơ giới địch, mà tổn thất thấp nhất về sinh mạng thì cần phải giữ được yếu tố bí mật bất ngờ. Ảnh: TTXVNKhi xuất kích, tiếp cận mục tiêu chiến sĩ phải được sự yểm trợ tối đa của hỏa lực, khống chế, vô hiệu hóa hỏa lực trên xe cơ giới và áp đảo tiêu diệt lực lượng bộ binh đi cùng. Ðánh bom động tác phải dứt khoát, bảo đảm ba càng bom cùng lúc chạm trên mặt phẳng của mục tiêu để bộ phận gây nổ kích nổ chuẩn xác. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Bom nổ gây áp lực cháy nổ rất lớn (nhiên liệu và đạn trên xe cùng bị kích nổ), sức ép một phần dội ngược lại phía sau hất người đánh bom bật ngửa xuống đường, tổ cứu hộ phải sẵn sàng ngay lập tức xông ra dìu chiến sĩ đánh bom vào nơi an toàn. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật.Thông thường người chiến sĩ sẽ hy sinh sau khi bom nổ vì bị sức ép và hơi nóng táp vào người, nhưng thực tế có trường hợp chiến sĩ Cảm tử quân đánh cháy vài xe tăng bằng bom ba càng mà vẫn còn sống.Trong trận Hà Nội 1946, chừng 10 tổ cảm tử quân được thành lập, với tổng cộng chừng 100 đội viên. Họ thường mặc áo trấn thủ, đeo khăn đỏ, cầm bom ba càng, có khi được tổ chức truy điệu sống trước khi xung trận. Ảnh: TMGĐược chọn vào đội cảm tử quân là niềm vinh dự với họ khi đó, và họ cũng là sự động viên tinh thần lớn cho quân dân ta trước sức mạnh quân sự của Pháp.Dù vậy, lực lượng Việt Minh không khuyến khích lối đánh cảm tử, nên chỉ sử dụng số bom ba càng thu được của Nhật chứ không sản xuất thêm. Đến năm 1947, viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo thành công súng không giật chống tăng, bom ba càng do đó không còn được sử dụng nữa. Ảnh: Đất Việt.
Bom ba càng gắn với hình ảnh người chiến sĩ Cảm tử quân đã trở thành biểu tượng bất hủ của cuộc Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 3/1947). Nhưng không phải ai cũng biết về loại vũ khí huyền thoại này.
Theo các tư liệu lịch sử, bom ba càng được biết đến ở Việt Nam khi quân Nhật tiến vào Đông Dương thuộc Pháp. Đây là loại vũ khí chống tăng do người Nhật phát triển, có cấu tạo đơn giản, về nguyên tắc là đầu đạn lõm có ba điểm chạm kích nổ (ba kíp) nên được gọi là bom ba càng.
Sau khi giành được chính quyền, Việt Minh có thu được một số bom ba càng của người Nhật. Khoảng gần 100 bom ba càng được phát cho Vệ quốc đoàn, trong đó hơn một nửa ở Liên khu một để dùng trong trận Hà Nội vì bộ đội Việt Minh khi đó cũng không có phương tiện chống tăng hiệu quả.
Ðánh bom ba càng phải là những chiến sĩ mưu trí, quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng với phương châm diệt được xe cơ giới địch, mà tổn thất thấp nhất về sinh mạng thì cần phải giữ được yếu tố bí mật bất ngờ. Ảnh: TTXVN
Khi xuất kích, tiếp cận mục tiêu chiến sĩ phải được sự yểm trợ tối đa của hỏa lực, khống chế, vô hiệu hóa hỏa lực trên xe cơ giới và áp đảo tiêu diệt lực lượng bộ binh đi cùng. Ðánh bom động tác phải dứt khoát, bảo đảm ba càng bom cùng lúc chạm trên mặt phẳng của mục tiêu để bộ phận gây nổ kích nổ chuẩn xác. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Bom nổ gây áp lực cháy nổ rất lớn (nhiên liệu và đạn trên xe cùng bị kích nổ), sức ép một phần dội ngược lại phía sau hất người đánh bom bật ngửa xuống đường, tổ cứu hộ phải sẵn sàng ngay lập tức xông ra dìu chiến sĩ đánh bom vào nơi an toàn. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật.
Thông thường người chiến sĩ sẽ hy sinh sau khi bom nổ vì bị sức ép và hơi nóng táp vào người, nhưng thực tế có trường hợp chiến sĩ Cảm tử quân đánh cháy vài xe tăng bằng bom ba càng mà vẫn còn sống.
Trong trận Hà Nội 1946, chừng 10 tổ cảm tử quân được thành lập, với tổng cộng chừng 100 đội viên. Họ thường mặc áo trấn thủ, đeo khăn đỏ, cầm bom ba càng, có khi được tổ chức truy điệu sống trước khi xung trận. Ảnh: TMG
Được chọn vào đội cảm tử quân là niềm vinh dự với họ khi đó, và họ cũng là sự động viên tinh thần lớn cho quân dân ta trước sức mạnh quân sự của Pháp.
Dù vậy, lực lượng Việt Minh không khuyến khích lối đánh cảm tử, nên chỉ sử dụng số bom ba càng thu được của Nhật chứ không sản xuất thêm. Đến năm 1947, viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo thành công súng không giật chống tăng, bom ba càng do đó không còn được sử dụng nữa. Ảnh: Đất Việt.