Mọi người thường nghĩ rằng trầm cảm là lúc nào cũng buồn bã. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Thực tế, những người bị trầm cảm không phải lúc nào cũng buồn bã, họ thường cảm thấy đờ đẫn, trống rỗng, như thể cảm xúc đã biến đi đâu mất. Vô vọng và bất lực. Những thứ vốn trước kia đem lại nhiều thích thú thì giờ lại trở nên nhạt nhẽo và vô vị: ăn uống, bạn bè, sở thích. Họ thấy như bị hút sạch năng lượng. Mọi thứ đều cảm tưởng thật khó khăn mà không hiểu vì sao, bởi đáng lẽ không phải như vậy.
Cuốn sách Vòng xoáy đi lên của Thái Hà Books sẽ đưa ra những phương thức thực tiễn và hiệu quả để vận dụng các kiến thức về thần kinh nhằm nâng cao các mối quan hệ, giảm thiểu lo âu, cũng như hạn chế tác động của những suy nghĩ và tâm trạng tiêu cực.
Trong chuyến du hành kỳ thú này, bạn sẽ được khám phá lĩnh vực khoa học thần kinh ứng dụng vốn vô cùng quan trọng. Đồng hành với bạn là Alex Korb, người đã từng nghiên cứu tiến sĩ tại một trong những chương trình khoa học thần kinh uy tín nhất thế giới. Nhờ thế mà cùng với trải nghiệm cá nhân, ông đã có cơ hội tiếp cận với khả năng tự điều chỉnh của não bộ con người khi rơi vào vòng xoáy tiêu cực, cuốn vào những lo âu và trầm cảm.
Nếu bạn hoặc người thân đang có xu hướng suy nghĩ quá nhiều, mặc cảm về bản thân, ủ dột cực độ, hoặc nếu bạn chỉ đơn thuần muốn thấu tỏ, cải thiện và tận hưởng cuộc sống nhờ những kiến thức về não bộ, cuốn sách này sẽ là trợ thủ đắc lực cho hành trình thay đổi của bạn.
Vòng xoáy đi lên đã mang lại tới bạn đọc rất nhiều niềm vui, bởi cuốn sách được trình bày rất rõ ràng, cập nhật kiến thức khoa học mới nhất và biến những nghiên cứu khô khan thành công cụ thực tiễn trong cuộc sống thường ngày. Cuốn sách này vừa đầy ắp thông tin vừa hóm hỉnh vô cùng.
Chẳng hạn, 8 thay đổi trong cuộc sống để đảo ngược chiều hướng trầm cảm: Tập thể dục; Ra quyết định; Giấc ngủ; Thói quen; Phản ứng sinh học; Lòng biết ơn; Đóng góp cho xã hội; Trợ giúp từ chuyên gia,..
Hay như, những Tip nhỏ để tạo dựng vòng xoáy đi lên:
Nghĩ tới ký ức vui - Những ký ức vui làm tăng lượng serotonin trong hồi đai trước Trước khi đi ngủ, hãy nghĩ tới những ký ức vui, viết vào nhật ký hoặc đơn giản là hồi tưởng lại.
Cười - Một hành động rất đơn giản và có thể cải thiện tâm trạng. Đừng làm nó vì người khác hay vì đang đứng trước gương. Chỉ cần thư giãn cơ mặt và để cho góc miệng được kéo lên trên. Quá trình phản hồi sinh học phức tạp và kỳ diệu sẽ tự diễn ra.
Đeo kính râm - Vào những ngày nắng, chúng ta thường nhíu mày lại để khỏi bị chói. Vậy là, cho dù đó là một ngày nắng đẹp, bạn vẫn gửi tín hiệu đến não bộ rằng bạn đang hơi buồn. Kính râm sẽ giảm độ chói và khiến bạn bớt cau mày. Vậy chúng không chỉ khiến bạn trông ngầu hơn mà còn giúp bạn cảm thấy bình thản hơn.
Hít thở thật sâu - Khi bị choáng váng hay lo lắng, thở chậm lại có thể giúp bạn vượt qua trạng thái này. Thở chậm bằng mũi trong lúc đếm thật chậm từ một đến sáu (hoặc thậm chí là tám). Tạm dừng trong vài giây khi đã hít hết cỡ rồi từ từ thở ra bằng mũi với cùng số nhịp đếm.
Ở bên cạnh mọi người - Vòng xoáy tiêu cực càng dễ xảy ra nếu bạn ở một mình. Nếu thấy cảm xúc của mình tuột dốc, hãy cố gắng đi đâu đó nơi có mọi người xung quanh, như là thư viện hoặc quán cà phê. Bạn không cần phải tương tác với ai cả chỉ cần ở đó là được rồi.
Giữ ấm cơ thể - Cảm giác ấm có thể làm tăng oxytocin, hoặc ít nhất tạo hiệu ứng tương tự là làm tăng cảm giác tin tưởng và hào phóng. Nên nếu bạn không có ai để ôm, hãy tự cuộn mình vào trong chăn và uống một tách trà nóng. Tắm bằng nước ấm cũng được.
Cổ vũ cho một đội thể thao - Một trong những cách tốt nhất để chống lại trầm cảm là cảm giác mình thuộc về một nhóm nào đó. Thắng thì tất nhiên rất vui, ngay cả khi bạn chỉ là một người xem. Cổ vũ cho một đội thắng làm tăng testosterone,41 tăng năng lượng và cảm hứng tình dục. Một đội thể thao thường sẽ có một cộng đồng, nhờ đó ngay cả khi thua, bạn cũng sẽ có được một nhóm bạn thân thiết – và luôn luôn có hy vọng rằng đội của bạn sẽ thắng trận kế tiếp.
Tác giả Alex Korb là nhà thần kinh học chuyên nghiên cứu về não bộ. Ông có bằng tiến sĩ về thần kinh học tại Đại học California, Los Angeles, nơi ông viết nhiều bài báo khoa học về trầm cảm. Ngoài nghiên cứu ông còn là cố vấn khoa học trong ngành công nghệ sinh học và dược phẩm. Ông có nhiều kinh nghiệm tập Yoga và thực hành chánh niệm, rèn luyện thể lực. Ngoài ra, ông còn là một nghệ sĩ hài độc thoại.