Maurice Gamelin (1872-1958) là một viên tướng gây nhiều tranh cãi trong lịch sử nước Pháp vì những đóng góp cũng như sai lầm mang tính thảm họa trong sự nghiệp cầm quân.Theo các sử gia, Gamelin mắc chứng thần kinh, với các triệu chứng như suy giảm khả năng tập trung, trí nhớ, năng lực phán xét và tư duy. Ngoài ra ông cũng có biểu hiện hoang tưởng và vĩ cuồng.Trước Thế chiến II, Gamelin là một nhân vật được các đồng minh và đối thủ ngưỡng mộ. Là Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, Gamelin có công hiện đại hóa và cơ giới hóa lục quân nước này. Ông cũng từng tham gia Thế chiến I.Nhưng không phải nỗ lực hiện đại hóa nào của Gamelin cũng hiệu quả, mà hệ thống chiến lũy Maginot do ông chỉ đạo xây dựng là một minh chứng tiêu biểu.Đây là hệ thống phòng ngự tiêu tốn rất nhiều tiền của nhưng lại đầy khiếm khuyết. Chỉ cần “đi vòng” qua hệ thống này là quân Đức có thể vô hiệu hóa nó.Năng lực lên kế hoạch yếu kém của tướng Gamelin cùng lối lãnh đạo cố chấp của ông đã tạo điều kiện cho quân Đức nắm thế chủ động trong suốt giai đoạn mở màn Thế chiến II.Dưới sự điều hành tồi tệ của Gamelin, các cơ hội xoay chuyển tình thế của quân Pháp đã bị bỏ lỡ. Họ bị đẩy lui, thế trận tan vỡ.Sau thất bại thảm khốc, Gamelin không chịu nhận trách nhiệm mà thẳng tay sa thải 20 tư lệnh tiền phương. Điều này khiến tình hình trở nên càng tồi tệ. Ông bị cách chức không lâu sau đó.Sau khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Maurice Gamelin bị chính phủ bù nhìn Vichy đưa ra tòa và kết tội phản quốc. Ông im lặng trong suốt phiên tòa khiến quá trình tố tụng bế tắc.Sau đó Gamelin bị giam giữ ở một số nhà tù trước khi được quân đội Anh giải cứu. Ông qua đời tại Paris vào tháng 4/1958 ở tuổi 85.Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Maurice Gamelin (1872-1958) là một viên tướng gây nhiều tranh cãi trong lịch sử nước Pháp vì những đóng góp cũng như sai lầm mang tính thảm họa trong sự nghiệp cầm quân.
Theo các sử gia, Gamelin mắc chứng thần kinh, với các triệu chứng như suy giảm khả năng tập trung, trí nhớ, năng lực phán xét và tư duy. Ngoài ra ông cũng có biểu hiện hoang tưởng và vĩ cuồng.
Trước Thế chiến II, Gamelin là một nhân vật được các đồng minh và đối thủ ngưỡng mộ. Là Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, Gamelin có công hiện đại hóa và cơ giới hóa lục quân nước này. Ông cũng từng tham gia Thế chiến I.
Nhưng không phải nỗ lực hiện đại hóa nào của Gamelin cũng hiệu quả, mà hệ thống chiến lũy Maginot do ông chỉ đạo xây dựng là một minh chứng tiêu biểu.
Đây là hệ thống phòng ngự tiêu tốn rất nhiều tiền của nhưng lại đầy khiếm khuyết. Chỉ cần “đi vòng” qua hệ thống này là quân Đức có thể vô hiệu hóa nó.
Năng lực lên kế hoạch yếu kém của tướng Gamelin cùng lối lãnh đạo cố chấp của ông đã tạo điều kiện cho quân Đức nắm thế chủ động trong suốt giai đoạn mở màn Thế chiến II.
Dưới sự điều hành tồi tệ của Gamelin, các cơ hội xoay chuyển tình thế của quân Pháp đã bị bỏ lỡ. Họ bị đẩy lui, thế trận tan vỡ.
Sau thất bại thảm khốc, Gamelin không chịu nhận trách nhiệm mà thẳng tay sa thải 20 tư lệnh tiền phương. Điều này khiến tình hình trở nên càng tồi tệ. Ông bị cách chức không lâu sau đó.
Sau khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Maurice Gamelin bị chính phủ bù nhìn Vichy đưa ra tòa và kết tội phản quốc. Ông im lặng trong suốt phiên tòa khiến quá trình tố tụng bế tắc.
Sau đó Gamelin bị giam giữ ở một số nhà tù trước khi được quân đội Anh giải cứu. Ông qua đời tại Paris vào tháng 4/1958 ở tuổi 85.
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.