Tọa lạc tại số 3 Lê Lợi, thành phố Huế, Đại học Huế có một quá khứ đặc biệt mà ngày nay không nhiều người biết đến.Tòa nhà mặt tiền của trường mang kiến trúc phương Tây cổ điển khá ấn tượng. Đây chính là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ xưa.Ngược dòng lịch sử, Viện Dân biểu Trung Kỳ được chính quyền thuộc địa lập năm 1926. Trụ sở của Viện Dân biểu được xây năm 1927.Nhiệm vụ của Viện Dân biểu là góp ý với chính phủ về các vấn đề liên quan đến dân chúng bản xứ. Quan trọng hơn, chính phủ Bảo hộ phải tham khảo Viện Dân biểu về ngân sách, thuế khóa và các công trình công cộng ở Trung Kỳ.Viện hoạt động với 33 nghị viên, đứng đầu là viện trưởng. Thành phần nghị viên phải thuộc ít nhất một trong 6 diện: 1 - Công chức. 2 - Sinh viên hoàn tất đại học. 3 - Cai tổng. 4 - Đại biểu của hội đồng kỳ hào hàng xã do Viện Cơ mật chọn. 5 - Quan lại. 6 - Thương gia đóng ngạch thuế cao.Năm 1933, vua Bảo Đại nới rộng thành phần đại diện qua chỉ dụ 45, theo đó Viện Dân biểu Trung Kỳ phải bao gồm đại diện của ba khối tầng lớp: 1- Dân đinh không phải là thương gia. 2 - Thương gia có đóng thuế môn bài. 3 - Dân đinh các dân tộc thiểu số.Trong lịch sử hoạt động của mình, Viện có sự góp mặt của nhiều nhà yêu nước Việt Nam nổi tiếng và đầy ảnh hưởng, tiêu biểu là cụ Huỳnh Thúc Kháng, viện trưởng đầu tiên của Viện. Dưới sự lãnh đạo của cụ Huỳnh, Viện đã có nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ quyền lợi cho người dân.Một vụ việc gây tiếng vang lúc bấy giờ là vụ D'Elloy-Huỳnh Thúc Kháng. Khi đó, do bất mãn với các chính sách của Khâm sứ Trung Kỳ D'Elloy, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã họp với các dân biểu, đồng thanh phản kháng, cho đăng trên các báo trong Nam, ngoài Bắc.Không bao lâu sau đó, D'Elloy về Pháp. Toàn quyền Đông Dượng Pasquier phải tìm cách xoa dịu sự bất bình của Viện dân biểu.Ngày 1/10,1928, trong kỳ đại hội thứ ba của Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ Huỳnh đã có một bài diễn văn gây tiếng vang lớn, chỉ trích gay gắt chính sách hà khắc của chính quyền thuộc địa và bày tỏ Viện dân biểu cần được trao thực quyền chứ không chỉ mang tính hình thức.Phản ứng lại bài diễn văn của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khâm sứ Jabouille tỏ ra không hài lòng và bác bỏ toàn bộ những lời công kích của Viện trưởng Viện Dân biểu. Ngày 2/10/1928, cụ Huỳnh Thúc Kháng đưa đơn từ chức Viện trưởng.Dù chỉ gắn với sự nghiệp cụ Huỳnh hơn hai năm nhưng những câu chuyện về ông nghị Huỳnh từ Viện Dân biểu này mãi mãi là một nhắc nhớ với hậu thế về cuộc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của người dân.Sau chưa đầy hai thập niên hoạt động, vào ngày 12/5/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ giải tán Viện Dân biểu Trung Kỳ. Đến năm, tòa nhà Viện Dân biểu cũ được dùng làm trụ sở Viện đại học Huế.Sau năm 1975, công trình này trở thành văn phòng hiệu bộ của Trường ĐH Tổng hợp Huế rồi trụ sở Đại học Huế như ngày nay.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Tọa lạc tại số 3 Lê Lợi, thành phố Huế, Đại học Huế có một quá khứ đặc biệt mà ngày nay không nhiều người biết đến.
Tòa nhà mặt tiền của trường mang kiến trúc phương Tây cổ điển khá ấn tượng. Đây chính là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ xưa.
Ngược dòng lịch sử, Viện Dân biểu Trung Kỳ được chính quyền thuộc địa lập năm 1926. Trụ sở của Viện Dân biểu được xây năm 1927.
Nhiệm vụ của Viện Dân biểu là góp ý với chính phủ về các vấn đề liên quan đến dân chúng bản xứ. Quan trọng hơn, chính phủ Bảo hộ phải tham khảo Viện Dân biểu về ngân sách, thuế khóa và các công trình công cộng ở Trung Kỳ.
Viện hoạt động với 33 nghị viên, đứng đầu là viện trưởng. Thành phần nghị viên phải thuộc ít nhất một trong 6 diện: 1 - Công chức. 2 - Sinh viên hoàn tất đại học. 3 - Cai tổng. 4 - Đại biểu của hội đồng kỳ hào hàng xã do Viện Cơ mật chọn. 5 - Quan lại. 6 - Thương gia đóng ngạch thuế cao.
Năm 1933, vua Bảo Đại nới rộng thành phần đại diện qua chỉ dụ 45, theo đó Viện Dân biểu Trung Kỳ phải bao gồm đại diện của ba khối tầng lớp: 1- Dân đinh không phải là thương gia. 2 - Thương gia có đóng thuế môn bài. 3 - Dân đinh các dân tộc thiểu số.
Trong lịch sử hoạt động của mình, Viện có sự góp mặt của nhiều nhà yêu nước Việt Nam nổi tiếng và đầy ảnh hưởng, tiêu biểu là cụ Huỳnh Thúc Kháng, viện trưởng đầu tiên của Viện. Dưới sự lãnh đạo của cụ Huỳnh, Viện đã có nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ quyền lợi cho người dân.
Một vụ việc gây tiếng vang lúc bấy giờ là vụ D'Elloy-Huỳnh Thúc Kháng. Khi đó, do bất mãn với các chính sách của Khâm sứ Trung Kỳ D'Elloy, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã họp với các dân biểu, đồng thanh phản kháng, cho đăng trên các báo trong Nam, ngoài Bắc.
Không bao lâu sau đó, D'Elloy về Pháp. Toàn quyền Đông Dượng Pasquier phải tìm cách xoa dịu sự bất bình của Viện dân biểu.
Ngày 1/10,1928, trong kỳ đại hội thứ ba của Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ Huỳnh đã có một bài diễn văn gây tiếng vang lớn, chỉ trích gay gắt chính sách hà khắc của chính quyền thuộc địa và bày tỏ Viện dân biểu cần được trao thực quyền chứ không chỉ mang tính hình thức.
Phản ứng lại bài diễn văn của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khâm sứ Jabouille tỏ ra không hài lòng và bác bỏ toàn bộ những lời công kích của Viện trưởng Viện Dân biểu. Ngày 2/10/1928, cụ Huỳnh Thúc Kháng đưa đơn từ chức Viện trưởng.
Dù chỉ gắn với sự nghiệp cụ Huỳnh hơn hai năm nhưng những câu chuyện về ông nghị Huỳnh từ Viện Dân biểu này mãi mãi là một nhắc nhớ với hậu thế về cuộc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của người dân.
Sau chưa đầy hai thập niên hoạt động, vào ngày 12/5/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ giải tán Viện Dân biểu Trung Kỳ. Đến năm, tòa nhà Viện Dân biểu cũ được dùng làm trụ sở Viện đại học Huế.
Sau năm 1975, công trình này trở thành văn phòng hiệu bộ của Trường ĐH Tổng hợp Huế rồi trụ sở Đại học Huế như ngày nay.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.