Chế Mân (Jaya Simhavarman III) là vị vua thứ 34 của Chiêm Thành. Năm 1306, vua cưới công chúa của nhà Trần, trở thành “con rể” của Đại Việt. Tranh vẽ phía trên là minh họa đám cưới của vua Chế Mân.Vì tình giao hảo giữa 2 nước, công chúa Huyền Trân chấp nhận lấy Chế Mân, dù lúc đó, nhà vua đã 83 tuổi.Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông của Đại Việt nhận lời mời du ngoạn Chiêm Thành, được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu. Ông ở lại trong cung điện Chiêm gần 9 tháng. Khi ra về, ông hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân.Năm 1306, Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý (khu vực từ Quảng Bình đến hết Thừa Thiên Huế) cho nhà Trần làm quà cưới để được kết hôn với Huyền Trân công chúa.Huyền Trân vào Chiêm Thành làm dâu được một năm thì Chế Mân qua đời (từ tháng 6/1306 đến tháng 5/1307). Hai người có với nhau một đứa con.Theo tục lệ Chiêm Thành, khi vua chết, hoàng hậu cũng sẽ bị hỏa thiêu theo. Không muốn công chúa Huyền Trân chết oan uổng, vua Trần vội cho người vào cứu công chúa về.Khi nghe tin Chế Mân qua đời, vua Trần Anh Tông sợ em gái mình bị hại nên đã sai Trần Khắc Chung và An Phủ sứ Đặng Vân lấy cớ điếu tang để đón công chúa Huyền Trân về Đại Việt.Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), công chúa về đến kinh đô Thăng Long. Theo di mệnh của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh ) vào năm 1309.Sau khi qua đời vào mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340), bà qua đời, được tôn là Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc.
Chế Mân (Jaya Simhavarman III) là vị vua thứ 34 của Chiêm Thành. Năm 1306, vua cưới công chúa của nhà Trần, trở thành “con rể” của Đại Việt. Tranh vẽ phía trên là minh họa đám cưới của vua Chế Mân.
Vì tình giao hảo giữa 2 nước, công chúa Huyền Trân chấp nhận lấy Chế Mân, dù lúc đó, nhà vua đã 83 tuổi.
Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông của Đại Việt nhận lời mời du ngoạn Chiêm Thành, được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu. Ông ở lại trong cung điện Chiêm gần 9 tháng. Khi ra về, ông hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân.
Năm 1306, Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý (khu vực từ Quảng Bình đến hết Thừa Thiên Huế) cho nhà Trần làm quà cưới để được kết hôn với Huyền Trân công chúa.
Huyền Trân vào Chiêm Thành làm dâu được một năm thì Chế Mân qua đời (từ tháng 6/1306 đến tháng 5/1307). Hai người có với nhau một đứa con.
Theo tục lệ Chiêm Thành, khi vua chết, hoàng hậu cũng sẽ bị hỏa thiêu theo. Không muốn công chúa Huyền Trân chết oan uổng, vua Trần vội cho người vào cứu công chúa về.
Khi nghe tin Chế Mân qua đời, vua Trần Anh Tông sợ em gái mình bị hại nên đã sai Trần Khắc Chung và An Phủ sứ Đặng Vân lấy cớ điếu tang để đón công chúa Huyền Trân về Đại Việt.
Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), công chúa về đến kinh đô Thăng Long. Theo di mệnh của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh ) vào năm 1309.
Sau khi qua đời vào mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340), bà qua đời, được tôn là Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc.