Vua Lý Thánh Tông chính là người cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ngày 25/2 năm Quý Hợi 1023, là con trưởng của vua Lý Thái Tông, lên ngôi năm 1054, sau khi vua Lý Thái Tông mất.
Sách Giản yếu sử Việt Nam có viết Lý Thánh Tông nổi tiếng thông minh, văn hay võ đều giỏi, giàu ý chí tự cường. Năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, ông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài bão xây dựng đất nước thành một quốc gia văn minh hùng mạnh.
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.
Trong 18 năm trị vì (từ năm 1054 - đến năm 1072), Lý Thánh Tông quan tâm đời sống mọi mặt của nhân dân nên được trăm họ mến phục.
Năm Bính Thân (1056), nhà vua cho xây dựng ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thủy ở phía Đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài văn minh (văn khắc chuông)". Đến năm Đinh Dậu (1057), mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, 12 tầng. Vì tháp nằm trong khuôn viên của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên. Tháp Báo Thiên cùng với chuông Quy Điền trong chùa Diên Hựu, vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh (Nam Định) và tượng ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) được xem là bốn công trình lớn của nước Nam “An Nam tứ đại khí” thời bấy giờ. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tháp Báo Thiên và chùa Sùng Khánh Báo Thiên đã không còn tồn tại. Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay là nền chùa Sùng Khánh và phố Nhà Thờ là nền Tháp Báo Thiên nổi tiếng thời Lý này.
Để khuyến khích việc học hành, mở mang dân trí, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu ở phía Nam kinh thành Thăng Long vào năm Canh Tuất (1070). Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến đây học”. Tuy nhiên, vua chỉ cho dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho dựng nhà Quốc Tử Giám.
Giản yếu sử Việt Nam ghi do quân Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt đem quân thảo phạt, triệt phá kinh đô Trà Bàn bắt sống vua Chiêm Thành là Chế Củ. Sách Lịch sử Việt Nam ghi từ mùa hè năm 1068, vua Lý Thánh Tông đã cho sửa chữa và đóng thêm thuyền chiến. Vào đầu năm 1069, ngày 24/2, cuộc thân chinh bắt đầu, việc nước được trao cho Thái sư Lý Đạo Thành và Nguyên phi Ỷ Lan. Lý Thường Kiệt cùng vua giao chiến kịch liệt gần 4 tháng trên đất Chiêm và giành thắng lợi. Vua Chiêm phải mang 50.000 quân ra hàng quân Lý ở gần biên giới Chân Lạp. Sách Việt sử lược chép: "Mùa hạ, tháng 4, Nguyên soái Nguyễn (Lý) Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp". Tháng 7 năm đó, vua Lý đem quân về đến Thăng Long và dâng tù ở Thái miếu. Nhưng để được toàn mạng trở về nước, vua Chiêm Chế Củ xin dâng ba châu là châu Địa Lý, châu Ma Linh, châu Bố Chính (tỉnh Quảng Bình và phần phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Vua Lý Thánh Tông bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước. Sau chiến thắng này, thân thế của Đại Việt trở nên rất lớn. Nước Tống cũng phải kiêng nể. Còn Chiêm Thành thì hoàn toàn kính sợ và thần phục. Đến năm Tân Hợi (1071), Chiêm Thành đã phải cho sứ sang cống Đại Việt.
Trong suốt thời gian trị vì, vua Lý Thánh Tông đổi niên hiệu 4 lần: - Lần 1: Đổi Long Thụy Thái Bình thành Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065). - Lần 2: Đổi thành Long Chương Thiên Tự (1066-1067). - Lần 3: Đổi thành Thiên Huống Bảo Tượng (1068). - Lần 4: Đổi thành Thần Vũ (1069-1072). Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên sau 17 năm trị vì. Hoàng Thái tử Lý Càn Đức, con của vua và Nguyên phi Ỷ Lan lên ngôi trước linh cữu vua.
Vua Lý Thánh Tông chính là người cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ngày 25/2 năm Quý Hợi 1023, là con trưởng của vua Lý Thái Tông, lên ngôi năm 1054, sau khi vua Lý Thái Tông mất.
Sách Giản yếu sử Việt Nam có viết Lý Thánh Tông nổi tiếng thông minh, văn hay võ đều giỏi, giàu ý chí tự cường. Năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, ông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài bão xây dựng đất nước thành một quốc gia văn minh hùng mạnh.
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.
Trong 18 năm trị vì (từ năm 1054 - đến năm 1072), Lý Thánh Tông quan tâm đời sống mọi mặt của nhân dân nên được trăm họ mến phục.
Năm Bính Thân (1056), nhà vua cho xây dựng ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thủy ở phía Đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài văn minh (văn khắc chuông)". Đến năm Đinh Dậu (1057), mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, 12 tầng. Vì tháp nằm trong khuôn viên của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên. Tháp Báo Thiên cùng với chuông Quy Điền trong chùa Diên Hựu, vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh (Nam Định) và tượng ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) được xem là bốn công trình lớn của nước Nam “An Nam tứ đại khí” thời bấy giờ. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tháp Báo Thiên và chùa Sùng Khánh Báo Thiên đã không còn tồn tại. Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay là nền chùa Sùng Khánh và phố Nhà Thờ là nền Tháp Báo Thiên nổi tiếng thời Lý này.
Để khuyến khích việc học hành, mở mang dân trí, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu ở phía Nam kinh thành Thăng Long vào năm Canh Tuất (1070). Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến đây học”. Tuy nhiên, vua chỉ cho dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho dựng nhà Quốc Tử Giám.
Giản yếu sử Việt Nam ghi do quân Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt đem quân thảo phạt, triệt phá kinh đô Trà Bàn bắt sống vua Chiêm Thành là Chế Củ. Sách Lịch sử Việt Nam ghi từ mùa hè năm 1068, vua Lý Thánh Tông đã cho sửa chữa và đóng thêm thuyền chiến. Vào đầu năm 1069, ngày 24/2, cuộc thân chinh bắt đầu, việc nước được trao cho Thái sư Lý Đạo Thành và Nguyên phi Ỷ Lan. Lý Thường Kiệt cùng vua giao chiến kịch liệt gần 4 tháng trên đất Chiêm và giành thắng lợi. Vua Chiêm phải mang 50.000 quân ra hàng quân Lý ở gần biên giới Chân Lạp. Sách Việt sử lược chép: "Mùa hạ, tháng 4, Nguyên soái Nguyễn (Lý) Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp". Tháng 7 năm đó, vua Lý đem quân về đến Thăng Long và dâng tù ở Thái miếu. Nhưng để được toàn mạng trở về nước, vua Chiêm Chế Củ xin dâng ba châu là châu Địa Lý, châu Ma Linh, châu Bố Chính (tỉnh Quảng Bình và phần phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Vua Lý Thánh Tông bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước. Sau chiến thắng này, thân thế của Đại Việt trở nên rất lớn. Nước Tống cũng phải kiêng nể. Còn Chiêm Thành thì hoàn toàn kính sợ và thần phục. Đến năm Tân Hợi (1071), Chiêm Thành đã phải cho sứ sang cống Đại Việt.
Trong suốt thời gian trị vì, vua Lý Thánh Tông đổi niên hiệu 4 lần: - Lần 1: Đổi Long Thụy Thái Bình thành Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065). - Lần 2: Đổi thành Long Chương Thiên Tự (1066-1067). - Lần 3: Đổi thành Thiên Huống Bảo Tượng (1068). - Lần 4: Đổi thành Thần Vũ (1069-1072). Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên sau 17 năm trị vì. Hoàng Thái tử Lý Càn Đức, con của vua và Nguyên phi Ỷ Lan lên ngôi trước linh cữu vua.