Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) là vị vua đã lập ra nước Đại Cồ Việt (968-1054). Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", trong buổi đầu lên ngôi, xã hội chưa ổn định, luật pháp chưa định, để chế ngự thiên hạ, vua đã cho đặt vạc dầu, nuôi hổ báo, cột đồng nung đỏ trừng phạt tội phạm. Hình phạt này về sau tiếp tục được nhà Tiền Lê áp dụng.Theo các quy định trong các bộ luật phong kiến nước ta, như Luật Hình Thư, Hình Luật, Luật Hồng Đức, Luật Gia Long, phạm vào những trọng tội thì sẽ bị xử Trảm (chém đầu), giảo (thắt cổ), khiêu (chém rồi bêu đầu), lăng trì (tùng xẻo).Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua sau khi vua Ngô Quyền qua đời, 2 con còn nhỏ, nhà Ngô từng bước suy vong, loạn 12 sứ quân nổi lên, đánh nhau liên miên nhiều năm. Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đánh bại các sứ quân, thống nhất thiên hạ, lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt.Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế, lập nhà nước mới, dựng 2 ban văn - võ, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).Từ khi còn là cậu bé chăn trâu ở Ninh Bình, Đinh Bộ Lĩnh đã bộc lộ tư chất của thủ lĩnh quân sự tài ba. Vua thường cùng các bạn đồng niên của mình như Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú tổ chức trò chơi đánh trận giả do ông chỉ huy. Ca dao Việt Nam có những câu nói về vua như: "Bé thì chăn nghé, chăn trâu / Trận bày đã lấy bông lau làm cờ / Lớn lên xây dựng cơ đồ / 12 sứ tướng vậy mà đều thua".Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Ông xuất thân trong gia đình võ tướng. Cha ông là Đinh Công Trứ - võ tướng nổi tiếng của Dương Đình Nghệ. Cha mất sớm, ông sống cùng mẹ từ nhỏ.Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị viên thái giám Đỗ Thích đầu độc chết, con trai út của ông là Đinh Toàn mới lên 6 tuổi được chọn nối ngôi."Tiên Hoàng dấy lên từ một người áo vải, một lần nổi lên dẹp được 12 sứ quân. Rồi dựng nước, dựng kinh đô, đổi niên hiệu, chính ngôi vua. Võ công vang khắp, văn hóa đều đổi mới”. Đó là lời nhận xét của sử gia Ngô Thì Sĩ trong sách "Đại Việt sử ký tiền biên" dành cho Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) là vị vua đã lập ra nước Đại Cồ Việt (968-1054). Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", trong buổi đầu lên ngôi, xã hội chưa ổn định, luật pháp chưa định, để chế ngự thiên hạ, vua đã cho đặt vạc dầu, nuôi hổ báo, cột đồng nung đỏ trừng phạt tội phạm. Hình phạt này về sau tiếp tục được nhà Tiền Lê áp dụng.
Theo các quy định trong các bộ luật phong kiến nước ta, như Luật Hình Thư, Hình Luật, Luật Hồng Đức, Luật Gia Long, phạm vào những trọng tội thì sẽ bị xử Trảm (chém đầu), giảo (thắt cổ), khiêu (chém rồi bêu đầu), lăng trì (tùng xẻo).
Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua sau khi vua Ngô Quyền qua đời, 2 con còn nhỏ, nhà Ngô từng bước suy vong, loạn 12 sứ quân nổi lên, đánh nhau liên miên nhiều năm. Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đánh bại các sứ quân, thống nhất thiên hạ, lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt.
Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế, lập nhà nước mới, dựng 2 ban văn - võ, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
Từ khi còn là cậu bé chăn trâu ở Ninh Bình, Đinh Bộ Lĩnh đã bộc lộ tư chất của thủ lĩnh quân sự tài ba. Vua thường cùng các bạn đồng niên của mình như Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú tổ chức trò chơi đánh trận giả do ông chỉ huy. Ca dao Việt Nam có những câu nói về vua như: "Bé thì chăn nghé, chăn trâu / Trận bày đã lấy bông lau làm cờ / Lớn lên xây dựng cơ đồ / 12 sứ tướng vậy mà đều thua".
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Ông xuất thân trong gia đình võ tướng. Cha ông là Đinh Công Trứ - võ tướng nổi tiếng của Dương Đình Nghệ. Cha mất sớm, ông sống cùng mẹ từ nhỏ.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị viên thái giám Đỗ Thích đầu độc chết, con trai út của ông là Đinh Toàn mới lên 6 tuổi được chọn nối ngôi.
"Tiên Hoàng dấy lên từ một người áo vải, một lần nổi lên dẹp được 12 sứ quân. Rồi dựng nước, dựng kinh đô, đổi niên hiệu, chính ngôi vua. Võ công vang khắp, văn hóa đều đổi mới”. Đó là lời nhận xét của sử gia Ngô Thì Sĩ trong sách "Đại Việt sử ký tiền biên" dành cho Đinh Bộ Lĩnh.