Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Đây là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.Cuộc sống của của vua chúa, phi tần bên trong Tử Cấm Thành là đề tài hấp dẫn công chúng. Trong số này, nhiều người bất ngờ khi biết được bên trong Cố Cung có tới 72 giếng nước nhưng không ai lấy nước từ những giếng này để uống hay nấu ăn.Sở dĩ như vậy là vì nguồn nước trong các giếng này được cho là không sạch sẽ. Bởi trong Tử Cấm Thành diễn ra nhiều cuộc tranh giành quyền lực nên không ít cung nữ, thái giám, thậm chí là phi tần bị giết hại bằng cách đẩy xuống giếng.Thêm nữa, các giếng nước trong Tử Cấm Thành có thể bị kẻ xấu bí mật thả thuốc độc có thể khiến nhiều người uống nước lấy từ đó có thể dễ dàng mất mạng.Vì vậy, vua chúa, phi tần, thậm chí cả cung nữ, thái giám sống trong Tử Cấm Thành trong nhiều thế kỷ không lấy nước từ hơn 70 giếng để dùng trong sinh hoạt. Thay vào đó, nước sinh hoạt trong hoàng cung được lấy từ con suối trên núi Ngọc Tuyền.Một số ghi chép của nhà Minh và nhà Thanh có đề cập rằng, hầu như toàn bộ nước sinh hoạt dùng trong Tử Cấm Thành đều được vận chuyển từ núi Ngọc Tuyền.Sỡ dĩ như vậy là vì nước suối ở núi Ngọc Tuyền được đánh giá cao về chất lượng. Việc sử dụng nước suối này sẽ có lợi về sức khỏe cho người dùng.Do đó, dưới thời phong kiến, mỗi ngày đều có một nhóm thái giám phụ trách lấy nước suối từ núi Ngọc Tuyền đem về Tử Cấm Thành.Núi Ngọc Tuyền cách Tử Cấm Thành hơn 30 km. Do vậy, việc vận chuyển nước từ nơi đây đến hoàng cung tốn nhiều nhân lực.Mỗi ngày, hoàng đế dùng 50 thùng nước lấy từ núi Ngọc Tuyền trong khi Thái hậu có thể dùng 20 thùng nước. Các phi tần có thể sử dụng khoảng 20 thùng nước nhưng cung nữ, thái giám chỉ có thể dùng 2 thùng nước mỗi ngày.Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn" Kienthuc.net.vn.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Đây là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.
Cuộc sống của của vua chúa, phi tần bên trong Tử Cấm Thành là đề tài hấp dẫn công chúng. Trong số này, nhiều người bất ngờ khi biết được bên trong Cố Cung có tới 72 giếng nước nhưng không ai lấy nước từ những giếng này để uống hay nấu ăn.
Sở dĩ như vậy là vì nguồn nước trong các giếng này được cho là không sạch sẽ. Bởi trong Tử Cấm Thành diễn ra nhiều cuộc tranh giành quyền lực nên không ít cung nữ, thái giám, thậm chí là phi tần bị giết hại bằng cách đẩy xuống giếng.
Thêm nữa, các giếng nước trong Tử Cấm Thành có thể bị kẻ xấu bí mật thả thuốc độc có thể khiến nhiều người uống nước lấy từ đó có thể dễ dàng mất mạng.
Vì vậy, vua chúa, phi tần, thậm chí cả cung nữ, thái giám sống trong Tử Cấm Thành trong nhiều thế kỷ không lấy nước từ hơn 70 giếng để dùng trong sinh hoạt. Thay vào đó, nước sinh hoạt trong hoàng cung được lấy từ con suối trên núi Ngọc Tuyền.
Một số ghi chép của nhà Minh và nhà Thanh có đề cập rằng, hầu như toàn bộ nước sinh hoạt dùng trong Tử Cấm Thành đều được vận chuyển từ núi Ngọc Tuyền.
Sỡ dĩ như vậy là vì nước suối ở núi Ngọc Tuyền được đánh giá cao về chất lượng. Việc sử dụng nước suối này sẽ có lợi về sức khỏe cho người dùng.
Do đó, dưới thời phong kiến, mỗi ngày đều có một nhóm thái giám phụ trách lấy nước suối từ núi Ngọc Tuyền đem về Tử Cấm Thành.
Núi Ngọc Tuyền cách Tử Cấm Thành hơn 30 km. Do vậy, việc vận chuyển nước từ nơi đây đến hoàng cung tốn nhiều nhân lực.
Mỗi ngày, hoàng đế dùng 50 thùng nước lấy từ núi Ngọc Tuyền trong khi Thái hậu có thể dùng 20 thùng nước. Các phi tần có thể sử dụng khoảng 20 thùng nước nhưng cung nữ, thái giám chỉ có thể dùng 2 thùng nước mỗi ngày.
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn" Kienthuc.net.vn.