Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cung điện hoàng gia tráng lệ này được xây dựng dưới thời nhà Minh và hoàn thành sau 14 năm xây dựng.Từ năm 1421 - 1912, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh cùng hậu cung. Với diện tích lên đến 700.000 m2, Cố Cung có 9.999 căn phòng.Dù có nhiều căn phòng như vậy nhưng bên trong Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh nào. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy?Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, không có nhà vệ sinh nào được xây trong Tử Cấm Thành. Điều này được cho xuất phát từ việc người xưa quan niệm hoàng cung là nơi ở của hoàng đế. Do vậy, nơi sống của bậc đế vương phải thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng và sạch sẽ.Nếu như xây dựng nhà vệ sinh trong Tử Cấm Thành thì nhiều người sẽ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ khiến một số nơi bên trong cung điện có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến uy nghi, tôn nghiêm của nhà vua.Do đó, người xưa không xây nhà vệ sinh cố định bên trong Tử Cấm Thành. Thay vào đó, hoàng đế cùng các phi tần, cung nữ, thái giám sử dụng "nhà vệ sinh di động".Cụ thể, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung sẽ sử dụng quan phòng. Chúng được làm từ những loại gỗ quý, có mùi hương, bao quanh bởi những mảnh gỗ thơm.Quan phòng dành cho hoàng đế và những phi tần có địa vị cao trong hậu cung còn được thiết kế đệm gấm, có chỗ gác tay hai bên. Thiết kế này nhằm giúp cho người dùng thoải mái khi đi vệ sinh.Trong khi đó, cung nữ và thái giám sử dụng phiên bản "nhà vệ sinh di động" thấp hơn. Họ dùng các thùng gỗ. Chúng được đặt ở những nơi kín đáo để cung nữ và thái giám dùng khi có "nhu cầu".Mỗi ngày, toàn bộ chất thải khi đi vệ sinh sẽ được một bộ phận chuyên trách chuyển ra khỏi Tử Cấm Thành. Những quan phòng và thùng chứa được cọ rửa sạch sẽ. Nhờ vậy, không có nơi nào bên trong cung điện hoàng gia có mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến tôn nghiêm của hoàng đế.Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cung điện hoàng gia tráng lệ này được xây dựng dưới thời nhà Minh và hoàn thành sau 14 năm xây dựng.
Từ năm 1421 - 1912, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh cùng hậu cung. Với diện tích lên đến 700.000 m2, Cố Cung có 9.999 căn phòng.
Dù có nhiều căn phòng như vậy nhưng bên trong Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh nào. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy?
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, không có nhà vệ sinh nào được xây trong Tử Cấm Thành. Điều này được cho xuất phát từ việc người xưa quan niệm hoàng cung là nơi ở của hoàng đế. Do vậy, nơi sống của bậc đế vương phải thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng và sạch sẽ.
Nếu như xây dựng nhà vệ sinh trong Tử Cấm Thành thì nhiều người sẽ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ khiến một số nơi bên trong cung điện có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến uy nghi, tôn nghiêm của nhà vua.
Do đó, người xưa không xây nhà vệ sinh cố định bên trong Tử Cấm Thành. Thay vào đó, hoàng đế cùng các phi tần, cung nữ, thái giám sử dụng "nhà vệ sinh di động".
Cụ thể, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung sẽ sử dụng quan phòng. Chúng được làm từ những loại gỗ quý, có mùi hương, bao quanh bởi những mảnh gỗ thơm.
Quan phòng dành cho hoàng đế và những phi tần có địa vị cao trong hậu cung còn được thiết kế đệm gấm, có chỗ gác tay hai bên. Thiết kế này nhằm giúp cho người dùng thoải mái khi đi vệ sinh.
Trong khi đó, cung nữ và thái giám sử dụng phiên bản "nhà vệ sinh di động" thấp hơn. Họ dùng các thùng gỗ. Chúng được đặt ở những nơi kín đáo để cung nữ và thái giám dùng khi có "nhu cầu".
Mỗi ngày, toàn bộ chất thải khi đi vệ sinh sẽ được một bộ phận chuyên trách chuyển ra khỏi Tử Cấm Thành. Những quan phòng và thùng chứa được cọ rửa sạch sẽ. Nhờ vậy, không có nơi nào bên trong cung điện hoàng gia có mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến tôn nghiêm của hoàng đế.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.