Lưu Bị là hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán. Ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế vào năm 221. Sau khi Lưu Bị qua đời, con trai ông là Lưu Thiện kế thừa ngai báu. Đây là vị hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Thục Hán.Theo sử sách, nhà Thục Hán chỉ tồn tại trong 42 năm rồi diệt vong. Thục Hán cũng trở thành nước đầu tiên bị diệt vong trong thời Tam quốc. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò vì sao Thục Hán sụp đổ sớm như vậy. Trước câu hỏi này, một số sử gia đã đưa ra vài nguyên nhân để lý giải sự diệt vong của nhà Thục Hán.Nguyên nhân đầu tiên được cho là vì người sáng lập nhà Thục Hán không có "gốc rễ sâu" ở Ích Châu. Dù là người lập nên nhà Thục Hán nhưng Lưu Bị không phải là người Ích Châu.Thay vào đó, hoàng đế sáng lập của nhà Thục Hán sinh ra ở Hà Bắc và không có nhiều thời gian sống ở Ích Châu. Nhiều tướng sĩ, mưu sĩ đi theo Lưu Bị cũng không xuất thân từ Ích Châu. Do vậy, Lưu Bị và nhà Thục Hán trở thành thế lực ngoại bang, không có ảnh hưởng lớn ở Ích Châu. Thậm chí, giữa Lưu Bị và người dân địa phương có xuất hiện những mâu thuẫn.Một nguyên nhân khác là trước khi Lưu Bị tiến vào Ích Châu, Lưu Chương đã chiếm giữ nơi này trong nhiều năm. Vì vậy, sau khi Lưu Bị phát động cuộc tấn công và chiếm được Ích Châu, một số thế lực lớn ở đó như cường hào, địa chủ vẫn tồn tại.Bề ngoài, những người này tỏ ra quy thuận Lưu Bị nhưng đằng sau vẫn âm thầm chống đối. Do không thể giải quyết tận gốc sự xung đột này, nhà Thục Hán dần suy yếu.Nguyên nhân khác khiến Thục Hán sụp đổ sau 42 năm tồn tại xuất phát từ việc nội bộ bất ổn. Sự việc này bắt đầu nghiêm trọng sau khi Lưu Bị thất bại trong trận Di Lăng trước quân Đông Ngô.Sau thất bại đó, Lưu Bị lâm bệnh nặng và qua đời ở thành Bạch Đế vào năm 223. Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, Gia Cát Lượng và các đại thần dốc lòng phò tá. Thế nhưng, nhiều cuộc nổi dậy xảy ra trong những năm tiếp theo.Vì vậy, triều đình Thục Hán vừa thực hiện các chiến dịch quân sự chống lại Đông Ngô và Tào Ngụy vừa phải đối phó với các cuộc nổi loạn trên.Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, các phe cánh trong triều đình càng đấu đá dữ dội hơn. Trong đó, các thế lực ở Kinh Châu và Ích Châu xảy ra mâu thuẫn gay gắt hơn. Do vậy, vào năm 263, Tào Ngụy tấn công Thục Hán trong lúc nội bộ bất ổn và nhanh chóng giành được thắng lợi.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Lưu Bị là hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán. Ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế vào năm 221. Sau khi Lưu Bị qua đời, con trai ông là Lưu Thiện kế thừa ngai báu. Đây là vị hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Thục Hán.
Theo sử sách, nhà Thục Hán chỉ tồn tại trong 42 năm rồi diệt vong. Thục Hán cũng trở thành nước đầu tiên bị diệt vong trong thời Tam quốc. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò vì sao Thục Hán sụp đổ sớm như vậy. Trước câu hỏi này, một số sử gia đã đưa ra vài nguyên nhân để lý giải sự diệt vong của nhà Thục Hán.
Nguyên nhân đầu tiên được cho là vì người sáng lập nhà Thục Hán không có "gốc rễ sâu" ở Ích Châu. Dù là người lập nên nhà Thục Hán nhưng Lưu Bị không phải là người Ích Châu.
Thay vào đó, hoàng đế sáng lập của nhà Thục Hán sinh ra ở Hà Bắc và không có nhiều thời gian sống ở Ích Châu. Nhiều tướng sĩ, mưu sĩ đi theo Lưu Bị cũng không xuất thân từ Ích Châu. Do vậy, Lưu Bị và nhà Thục Hán trở thành thế lực ngoại bang, không có ảnh hưởng lớn ở Ích Châu. Thậm chí, giữa Lưu Bị và người dân địa phương có xuất hiện những mâu thuẫn.
Một nguyên nhân khác là trước khi Lưu Bị tiến vào Ích Châu, Lưu Chương đã chiếm giữ nơi này trong nhiều năm. Vì vậy, sau khi Lưu Bị phát động cuộc tấn công và chiếm được Ích Châu, một số thế lực lớn ở đó như cường hào, địa chủ vẫn tồn tại.
Bề ngoài, những người này tỏ ra quy thuận Lưu Bị nhưng đằng sau vẫn âm thầm chống đối. Do không thể giải quyết tận gốc sự xung đột này, nhà Thục Hán dần suy yếu.
Nguyên nhân khác khiến Thục Hán sụp đổ sau 42 năm tồn tại xuất phát từ việc nội bộ bất ổn. Sự việc này bắt đầu nghiêm trọng sau khi Lưu Bị thất bại trong trận Di Lăng trước quân Đông Ngô.
Sau thất bại đó, Lưu Bị lâm bệnh nặng và qua đời ở thành Bạch Đế vào năm 223. Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, Gia Cát Lượng và các đại thần dốc lòng phò tá. Thế nhưng, nhiều cuộc nổi dậy xảy ra trong những năm tiếp theo.
Vì vậy, triều đình Thục Hán vừa thực hiện các chiến dịch quân sự chống lại Đông Ngô và Tào Ngụy vừa phải đối phó với các cuộc nổi loạn trên.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, các phe cánh trong triều đình càng đấu đá dữ dội hơn. Trong đó, các thế lực ở Kinh Châu và Ích Châu xảy ra mâu thuẫn gay gắt hơn. Do vậy, vào năm 263, Tào Ngụy tấn công Thục Hán trong lúc nội bộ bất ổn và nhanh chóng giành được thắng lợi.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.