Lưu Bị (160 - 223), tự Huyền Đức, là nhà chính trị, quân sự, là thủ lĩnh quân phiệt vào cuối thời Đông Hán và là Hoàng đế khai quốc của nhà Thục Hán vào thời Tam quốc. Theo các ghi chép, ông vốn là người huyện Trác, quận Trác, thuộc đất U Châu.Sinh thời, Lưu Bị tự nhận là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng - con trai của Hán Cảnh Đế.Ông nội của Lưu Bị là Lưu Hùng từng được làm tới chức Hiếu liêm và là huyện lệnh huyện Phạm thuộc Đông quận. Cha Lưu Bị là Lưu Hoằng mất sớm.Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Lưu Bị không tự nhận bản thân là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang - hoàng đế sáng lập nhà Hán. Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử bắt tay tìm hiểu.Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Bị tuyên bố là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng là điều hợp lý. Bởi lẽ, Lưu Thắng là con trai của Hán Cảnh Đế - hoàng đế thứ 6 của nhà Hán.Theo Hán thư, năm 154 trước Công nguyên, Lưu Thắng được Hán Cảnh Đế lập làm Trung Sơn Vương và cho cai quản nước Trung Sơn - chư hầu của nhà Hán. Lưu Bị cũng từng sống ở Trung Sơn.Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng có tới 22 người con và 120 người cháu. Cứ như vậy, hậu duệ của Lưu Thắng ngày càng nhiều. Ngay cả khi có người hoài nghi Lưu Bị không phải là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương thì cũng không dễ dàng kiểm chứng.Với việc giới thiệu bản thân là hậu duệ Hán thất, Lưu Bị có lợi thế để kết giao với những người có danh vọng thời đó để từng bước gây dựng sự nghiệp, thành lập nhà Thục Hán.Tuy nhiên, Lưu Bị không tuyên bố là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang vì biết không thể nói dối xuất thân liên quan đến hoàng tộc. Trên thực tế, dưới thời nhà Hán, các thân thích của nhà vua có cùng họ Lưu đều được phong tước Vương, còn gọi là Chư hầu vương. Họ đều có đất phong riêng, binh lực và quyền lực lớn.Lưu Bang không phải tổ phụ của Lưu Bị. Vậy nên, Lưu Bị không thể tự nhận có quan hệ họ hàng với Lưu Bang.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Lưu Bị (160 - 223), tự Huyền Đức, là nhà chính trị, quân sự, là thủ lĩnh quân phiệt vào cuối thời Đông Hán và là Hoàng đế khai quốc của nhà Thục Hán vào thời Tam quốc. Theo các ghi chép, ông vốn là người huyện Trác, quận Trác, thuộc đất U Châu.
Sinh thời, Lưu Bị tự nhận là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng - con trai của Hán Cảnh Đế.
Ông nội của Lưu Bị là Lưu Hùng từng được làm tới chức Hiếu liêm và là huyện lệnh huyện Phạm thuộc Đông quận. Cha Lưu Bị là Lưu Hoằng mất sớm.
Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Lưu Bị không tự nhận bản thân là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang - hoàng đế sáng lập nhà Hán. Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử bắt tay tìm hiểu.
Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Bị tuyên bố là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng là điều hợp lý. Bởi lẽ, Lưu Thắng là con trai của Hán Cảnh Đế - hoàng đế thứ 6 của nhà Hán.
Theo Hán thư, năm 154 trước Công nguyên, Lưu Thắng được Hán Cảnh Đế lập làm Trung Sơn Vương và cho cai quản nước Trung Sơn - chư hầu của nhà Hán. Lưu Bị cũng từng sống ở Trung Sơn.
Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng có tới 22 người con và 120 người cháu. Cứ như vậy, hậu duệ của Lưu Thắng ngày càng nhiều. Ngay cả khi có người hoài nghi Lưu Bị không phải là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương thì cũng không dễ dàng kiểm chứng.
Với việc giới thiệu bản thân là hậu duệ Hán thất, Lưu Bị có lợi thế để kết giao với những người có danh vọng thời đó để từng bước gây dựng sự nghiệp, thành lập nhà Thục Hán.
Tuy nhiên, Lưu Bị không tuyên bố là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang vì biết không thể nói dối xuất thân liên quan đến hoàng tộc. Trên thực tế, dưới thời nhà Hán, các thân thích của nhà vua có cùng họ Lưu đều được phong tước Vương, còn gọi là Chư hầu vương. Họ đều có đất phong riêng, binh lực và quyền lực lớn.
Lưu Bang không phải tổ phụ của Lưu Bị. Vậy nên, Lưu Bị không thể tự nhận có quan hệ họ hàng với Lưu Bang.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.