Trong những bộ phim cổ trang, khi nghe thấy câu “Thánh chỉ tới!” thì tất cả mọi người ở đó đều ngay lập tức quỳ xuống lắng nghe mệnh lệnh tiếp chỉ. Vì mệnh lệnh của thánh chỉ chính là mệnh lệnh của vua, không thể kháng chỉ.Thánh chỉ có thể tạo ra sự thay đổi to lớn, thậm chí là tước đi mạng sống của cả một gia tộc hoặc ban phúc lộc cho người dân. Vậy tại sao không ai dám làm giả thánh chỉ?Vốn dĩ bởi vì thánh chỉ rất khó để có thể làm giả được. Khi hoàng thất thiết kế ra thánh chỉ thì sẽ cân nhắc tới sự an toàn vào tính bảo mật của nó, để tránh có kẻ giở trò giả mạo. Thế nên họ đã ngầm giấu rất nhiều cấu tạo bí mật bên trong thánh chỉ mà ta nghĩ là đơn giản, thậm chí ngay cả chữ đầu tiên trên đó cũng không bỏ qua.Thoạt nhìn nhiều người sẽ nghĩ thánh chỉ chỉ có màu vàng, nhưng thực tế không phải vậy. Nó được tạo ra bằng nhiều sợi tơ màu với những màu sắc khác nhau, nhiều nhất có thể lên đến 6 loại màu sắc.Độ dài của thánh chỉ cũng rất dài, khoảng 5 mét, thế nên khi truyền thánh chỉ thì cũng không phải chỉ có một người truyền đạt mà là cần 2 - 3 người cùng nhau hoàn thành công việc này.Các chuyên gia cũng cho biết, chỉ cần nhìn chữ đầu tiên của thánh chỉ là biết đó là giả hay thật. Hóa ra trên thánh chỉ còn có một chi tiết nhỏ cực kỳ đặc biệt, đó chính là chữ đầu tiên trên thánh chỉ - Chữ “phụng”.Cấu tạo của chữ “phụng” này rất đặc biệt, nó được thêu dựa theo vị trí của mây cát tường, cách thêu cũng rất đặc biệt, rất ít người có thể lĩnh hội được sự ảo diệu bên trong đó.Thế nên chữ “phụng” cũng là cách đơn giản nhất để phân biệt thánh chỉ thật hay giả. Rồng và mây cát tường trên thánh chỉ cũng được thông qua quá trình chế tác nghiêm ngặt và tỉ mỉ, không nói tới việc kỹ thuật tinh tế bao nhiêu, chỉ nói tới sự móc nối liền mạch của nó thôi cũng là điều mà người khác không thể lãnh hội và giả mạo được.Hộ tống thánh chỉ không chỉ có thái giám mà còn có 1 quân đội hùng hậu đi cùng để tránh trường hợp thánh chỉ bị đánh tráo, hoặc sửa chữa. Nếu như trong quá trình này xảy ra sai sót gì, không chỉ có một người chịu phạt mà sẽ liên lụy tới tất cả mọi người trong danh sách, xử phạt cũng sẽ chỉ có một con đường chết, thế nên tất cả những người tham gia vào quá trình này đều cực kỳ tỉ mỉ và bảo mật rất cao.Cuối cùng, ấn dấu quyết định thánh chỉ chính là ngọc tỷ. Ngọc tỷ là vật nhân gian có một, được thiết kế vô cùng tinh xảo, trên đó khắc 8 chữ "Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương" do chính thừa tướng Lý Tư viết dựa theo ý chỉ của hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.Ngọc tỷ rất khó để làm giả, nếu như có người thực sự làm giả ngọc tỷ, vậy thì sẽ rất dễ bị phát hiện và đồng nghĩa với kết cục chết chóc, bị tru di cửu tộc, tiếng xấu muôn đời.Thế nên cũng chẳng có ai dám làm giả ngọc tỷ chứ đừng có nói là làm giả thánh chỉ. Trong mỗi một triều đại, các hoàng đế đều vô cùng chú trọng việc làm ra thánh chỉ, tiêu tốn không ít thời gian và công sức. Vì vậy, thời xưa kẻ to gan đến đâu cũng không dám làm giả thánh chỉ.
Trong những bộ phim cổ trang, khi nghe thấy câu “Thánh chỉ tới!” thì tất cả mọi người ở đó đều ngay lập tức quỳ xuống lắng nghe mệnh lệnh tiếp chỉ. Vì mệnh lệnh của thánh chỉ chính là mệnh lệnh của vua, không thể kháng chỉ.
Thánh chỉ có thể tạo ra sự thay đổi to lớn, thậm chí là tước đi mạng sống của cả một gia tộc hoặc ban phúc lộc cho người dân. Vậy tại sao không ai dám làm giả thánh chỉ?
Vốn dĩ bởi vì thánh chỉ rất khó để có thể làm giả được. Khi hoàng thất thiết kế ra thánh chỉ thì sẽ cân nhắc tới sự an toàn vào tính bảo mật của nó, để tránh có kẻ giở trò giả mạo. Thế nên họ đã ngầm giấu rất nhiều cấu tạo bí mật bên trong thánh chỉ mà ta nghĩ là đơn giản, thậm chí ngay cả chữ đầu tiên trên đó cũng không bỏ qua.
Thoạt nhìn nhiều người sẽ nghĩ thánh chỉ chỉ có màu vàng, nhưng thực tế không phải vậy. Nó được tạo ra bằng nhiều sợi tơ màu với những màu sắc khác nhau, nhiều nhất có thể lên đến 6 loại màu sắc.
Độ dài của thánh chỉ cũng rất dài, khoảng 5 mét, thế nên khi truyền thánh chỉ thì cũng không phải chỉ có một người truyền đạt mà là cần 2 - 3 người cùng nhau hoàn thành công việc này.
Các chuyên gia cũng cho biết, chỉ cần nhìn chữ đầu tiên của thánh chỉ là biết đó là giả hay thật. Hóa ra trên thánh chỉ còn có một chi tiết nhỏ cực kỳ đặc biệt, đó chính là chữ đầu tiên trên thánh chỉ - Chữ “phụng”.
Cấu tạo của chữ “phụng” này rất đặc biệt, nó được thêu dựa theo vị trí của mây cát tường, cách thêu cũng rất đặc biệt, rất ít người có thể lĩnh hội được sự ảo diệu bên trong đó.
Thế nên chữ “phụng” cũng là cách đơn giản nhất để phân biệt thánh chỉ thật hay giả. Rồng và mây cát tường trên thánh chỉ cũng được thông qua quá trình chế tác nghiêm ngặt và tỉ mỉ, không nói tới việc kỹ thuật tinh tế bao nhiêu, chỉ nói tới sự móc nối liền mạch của nó thôi cũng là điều mà người khác không thể lãnh hội và giả mạo được.
Hộ tống thánh chỉ không chỉ có thái giám mà còn có 1 quân đội hùng hậu đi cùng để tránh trường hợp thánh chỉ bị đánh tráo, hoặc sửa chữa. Nếu như trong quá trình này xảy ra sai sót gì, không chỉ có một người chịu phạt mà sẽ liên lụy tới tất cả mọi người trong danh sách, xử phạt cũng sẽ chỉ có một con đường chết, thế nên tất cả những người tham gia vào quá trình này đều cực kỳ tỉ mỉ và bảo mật rất cao.
Cuối cùng, ấn dấu quyết định thánh chỉ chính là ngọc tỷ. Ngọc tỷ là vật nhân gian có một, được thiết kế vô cùng tinh xảo, trên đó khắc 8 chữ "Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương" do chính thừa tướng Lý Tư viết dựa theo ý chỉ của hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
Ngọc tỷ rất khó để làm giả, nếu như có người thực sự làm giả ngọc tỷ, vậy thì sẽ rất dễ bị phát hiện và đồng nghĩa với kết cục chết chóc, bị tru di cửu tộc, tiếng xấu muôn đời.
Thế nên cũng chẳng có ai dám làm giả ngọc tỷ chứ đừng có nói là làm giả thánh chỉ. Trong mỗi một triều đại, các hoàng đế đều vô cùng chú trọng việc làm ra thánh chỉ, tiêu tốn không ít thời gian và công sức. Vì vậy, thời xưa kẻ to gan đến đâu cũng không dám làm giả thánh chỉ.