Trong một số bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của thanh “ Thượng phương bảo kiếm”, như Bao Công trong phim “Bao Thanh Thiên” có một thanh thượng phương bảo kiếm. Vậy “Thượng phương bảo kiếm” có tồn tại không? Và ai là người có thể dùng thanh kiếm này? Vấn đề này phải bắt đầu từ thời Tần Hán.
“Thượng phương” là nơi chế tạo vũ khí và vật dụng cho hoàng thất, có từ thời nhà Tần, nổi danh là từ thời Hán. Bảo kiếm do “Thượng phương” chế tác, sắc lẹm vô cùng, có thể chém chết ngựa cho nên được gọi là “Trảm Mã Kiếm”.
Trung Quốc cổ đại vô cùng coi trọng lễ pháp, vì kiếm do Thượng Phương làm chỉ để cho Hoàng đế dùng, cho nên loại kiếm này ngay từ lúc sản xuất đã đại diện cho hoàng quyền và đặc quyền.
Tên gọi “Thượng phương bảo kiếm” bắt nguồn từ thời Tây Hán Thành Đế, theo “Hán thư. Chu Vân Truyền”, Chu Vân là người thẳng thắn mong muốn Hoàng đế ban tặng cho ông ta một thanh “Thượng phương trảm mã kiếm”, dùng để giết thầy giáo của hoàng đế là An Xương Hầu Trương Vũ.
Kết quả là Chu Vân không những không có được “Thượng phương bảo kiếm”, suýt chút nữa còn mất mạng, đó chính là câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử “Chiết Hạm Chu Vân”. Một vài triều đại sau thời nhà Hán, việc dùng “Thượng phương bảo kiếm" dùng để giết gian thần tặc tử vẫn chỉ là ước mong của mọi người.
Đặt tên là Thượng phương kiếm nhằm tượng trưng cho sự chuyên quyền, đồng thời nghi thức nhận kiếm long trọng bắt đầu có từ nhà Nguyên. Theo “Tống Sử”, vào thời đại của Hốt Tất Liệt, đạo sỹ Trương Lưu Tôn dùng thần đọa chữa bệnh cho hoàng hậu, hoàng hậu vui mừng, ra lệnh cho Thượng Phương luyện bảo kiếm ban thưởng. “Thượng Phương Bảo Kiếm” lúc này mặc dù tượng trưng cho sự chuyên quyền, nhưng vẫn chưa được dùng vào chính trị và quân sự.
Thiết lập quy tắc cho Thượng phương bảo kiếm, đồng thời ban cho nó quyền chuyên đoạn, chuyên sát và hành sự dễ dàng, bắt đầu từ triều nhà Minh.
Theo “Minh Sử”, năm 20 Vạn Lịch, Ninh Hạ phản loạn, hoàng đế Vạn Lịch lần lượt ban cho Tổng đốc Ngụy Học Tằng, tuần phủ Diệp Mộng Hùng “Thượng phương kiếm” đi dẹp loạn, kết quả thu được thắng lợi. Từ đó việc ban tặng Thượng Phương kiếm, và cách làm cho phép chuyên đoạn, chuyên sát và hành sự dễ dàng bắt đầu được tiến hành.
“Thượng phương bảo kiếm” phản ánh quan niệm nhân trị. Xuyên suốt lịch sử, thời kỳ Hán Đường thịnh trị, “Thượng phương bảo kiếm" chỉ là vật tượng trưng trong suy nghĩ của nhân dân.
Đến thời kỳ giữa và cuối nhà Minh, nó mới trở thành một quy tắc trong hiện thực. Riêng Bao Thanh Thiên sống ở triều Tống, vì vậy, không thể có “Thượng phương bảo kiếm”.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm| VTV24
Trong một số bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của thanh “ Thượng phương bảo kiếm”, như Bao Công trong phim “Bao Thanh Thiên” có một thanh thượng phương bảo kiếm. Vậy “Thượng phương bảo kiếm” có tồn tại không? Và ai là người có thể dùng thanh kiếm này? Vấn đề này phải bắt đầu từ thời Tần Hán.
“Thượng phương” là nơi chế tạo vũ khí và vật dụng cho hoàng thất, có từ thời nhà Tần, nổi danh là từ thời Hán. Bảo kiếm do “Thượng phương” chế tác, sắc lẹm vô cùng, có thể chém chết ngựa cho nên được gọi là “Trảm Mã Kiếm”.
Trung Quốc cổ đại vô cùng coi trọng lễ pháp, vì kiếm do Thượng Phương làm chỉ để cho Hoàng đế dùng, cho nên loại kiếm này ngay từ lúc sản xuất đã đại diện cho hoàng quyền và đặc quyền.
Tên gọi “Thượng phương bảo kiếm” bắt nguồn từ thời Tây Hán Thành Đế, theo “Hán thư. Chu Vân Truyền”, Chu Vân là người thẳng thắn mong muốn Hoàng đế ban tặng cho ông ta một thanh “Thượng phương trảm mã kiếm”, dùng để giết thầy giáo của hoàng đế là An Xương Hầu Trương Vũ.
Kết quả là Chu Vân không những không có được “Thượng phương bảo kiếm”, suýt chút nữa còn mất mạng, đó chính là câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử “Chiết Hạm Chu Vân”. Một vài triều đại sau thời nhà Hán, việc dùng “Thượng phương bảo kiếm" dùng để giết gian thần tặc tử vẫn chỉ là ước mong của mọi người.
Đặt tên là Thượng phương kiếm nhằm tượng trưng cho sự chuyên quyền, đồng thời nghi thức nhận kiếm long trọng bắt đầu có từ nhà Nguyên. Theo “Tống Sử”, vào thời đại của Hốt Tất Liệt, đạo sỹ Trương Lưu Tôn dùng thần đọa chữa bệnh cho hoàng hậu, hoàng hậu vui mừng, ra lệnh cho Thượng Phương luyện bảo kiếm ban thưởng. “Thượng Phương Bảo Kiếm” lúc này mặc dù tượng trưng cho sự chuyên quyền, nhưng vẫn chưa được dùng vào chính trị và quân sự.
Thiết lập quy tắc cho Thượng phương bảo kiếm, đồng thời ban cho nó quyền chuyên đoạn, chuyên sát và hành sự dễ dàng, bắt đầu từ triều nhà Minh.
Theo “Minh Sử”, năm 20 Vạn Lịch, Ninh Hạ phản loạn, hoàng đế Vạn Lịch lần lượt ban cho Tổng đốc Ngụy Học Tằng, tuần phủ Diệp Mộng Hùng “Thượng phương kiếm” đi dẹp loạn, kết quả thu được thắng lợi. Từ đó việc ban tặng Thượng Phương kiếm, và cách làm cho phép chuyên đoạn, chuyên sát và hành sự dễ dàng bắt đầu được tiến hành.
“Thượng phương bảo kiếm” phản ánh quan niệm nhân trị. Xuyên suốt lịch sử, thời kỳ Hán Đường thịnh trị, “Thượng phương bảo kiếm" chỉ là vật tượng trưng trong suy nghĩ của nhân dân.
Đến thời kỳ giữa và cuối nhà Minh, nó mới trở thành một quy tắc trong hiện thực. Riêng Bao Thanh Thiên sống ở triều Tống, vì vậy, không thể có “Thượng phương bảo kiếm”.