Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế vào năm 38 tuổi. Ông là một trong những hoàng đế có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử Trung Quốc thời phong kiến.Nhà trí thức thời Minh là Lý Trị đã ca ngợi Tần Thủy Hoàng là "Thiên cổ nhất đế" (tức hoàng đế tài ba nhất").Không phải vị vua nào có được danh hiệu này. Theo các nhà nghiên cứu, Tần Thủy Hoàng được ca ngợi như vậy là vì những thành tựu đạt được trong thời gian cai trị đất nước.Trong đó, thành tựu lớn nhất trong đời Tần Thủy Hoàng là thống nhất 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.Ông hoàng này đã mất tới 10 năm để lần lượt tiêu diệt 6 nước chư hầu và thành lập nhà nước tập trung thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.Việc thống nhất giang sơn của Tần Thủy Hoàng không chỉ là sự hợp nhất lãnh thổ của 6 nước chư hầu mà còn dẫn tới việc thành lập hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa... giúp đất nước phát triển.Là vị vua thông minh, có tài trị quốc, Tần Thủy Hoàng đã thiết lập chế độ hoàng đế, áp dụng chế độ tam công cửu khanh ở trung ương, bãi bỏ chế độ phong kiến ở địa phương và thay thế bằng chế độ quận huyện, thống nhất chữ viết, đường sá, đơn vị đo lường, tiền tệ...Những cải cách trên đã giúp nhà Tần đạt được nhiều thành tựu, tạo nền móng cho sự thống nhất và ổn định lâu dài của các triều đại tiếp theo.Không những vậy, Tần Thủy Hoàng còn tập trung xây dựng sức mạnh quân sự, đánh đuổi quân Hung Nô ở phía bắc, xây dựng Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ đất nước trước các cuộc tấn công, xâm lược của kẻ thù.Sau Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành tiếp tục được các hoàng đế xây dựng trong những thập kỷ tiếp theo và trở thành một trong những công trình nhân tạo dài nhất thế giới của Trung Quốc tồn tại đến ngày nay. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.
Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế vào năm 38 tuổi. Ông là một trong những hoàng đế có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử Trung Quốc thời phong kiến.
Nhà trí thức thời Minh là Lý Trị đã ca ngợi Tần Thủy Hoàng là "Thiên cổ nhất đế" (tức hoàng đế tài ba nhất").
Không phải vị vua nào có được danh hiệu này. Theo các nhà nghiên cứu, Tần Thủy Hoàng được ca ngợi như vậy là vì những thành tựu đạt được trong thời gian cai trị đất nước.
Trong đó, thành tựu lớn nhất trong đời Tần Thủy Hoàng là thống nhất 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.
Ông hoàng này đã mất tới 10 năm để lần lượt tiêu diệt 6 nước chư hầu và thành lập nhà nước tập trung thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Việc thống nhất giang sơn của Tần Thủy Hoàng không chỉ là sự hợp nhất lãnh thổ của 6 nước chư hầu mà còn dẫn tới việc thành lập hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa... giúp đất nước phát triển.
Là vị vua thông minh, có tài trị quốc, Tần Thủy Hoàng đã thiết lập chế độ hoàng đế, áp dụng chế độ tam công cửu khanh ở trung ương, bãi bỏ chế độ phong kiến ở địa phương và thay thế bằng chế độ quận huyện, thống nhất chữ viết, đường sá, đơn vị đo lường, tiền tệ...
Những cải cách trên đã giúp nhà Tần đạt được nhiều thành tựu, tạo nền móng cho sự thống nhất và ổn định lâu dài của các triều đại tiếp theo.
Không những vậy, Tần Thủy Hoàng còn tập trung xây dựng sức mạnh quân sự, đánh đuổi quân Hung Nô ở phía bắc, xây dựng Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ đất nước trước các cuộc tấn công, xâm lược của kẻ thù.
Sau Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành tiếp tục được các hoàng đế xây dựng trong những thập kỷ tiếp theo và trở thành một trong những công trình nhân tạo dài nhất thế giới của Trung Quốc tồn tại đến ngày nay. Ảnh trong bài mang tính minh họa.