Trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, lưu đày là một trong những hình phạt đáng sợ nhất đối với phạm nhân phạm tội nghiêm trọng. Nguyên do là bởi phạm nhân thường bị lưu đày tới các vùng biên ải xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt.Cuộc sống tại nơi lưu đày của tù nhân vô cùng khổ cực khi luôn ở trong tình trạng thiếu thốn thức ăn, đau ốm, bệnh tật hiếm khi được khám bệnh, điều trị, thậm chí bị lính canh đánh đập trong lúc lao động khổ sai.Theo đó, không ít phạm nhân chết vì bệnh tật hay bị đánh đập dẫn đến tử vong. Việc tù nhân chết ở nơi lưu đày khá phổ biến và triều đình hiếm khi điều tra nguyên nhân cái chết của họ. Do vậy, phạm nhân bị kết án lưu đày đều biết có thể đoán trước được tương lai của mình sẽ phải trải qua những khổ cực, đau đớn tột cùng.Thế nhưng, dù biết sẽ có cuộc sống khắc nghiệt như vậy nhưng hầu như không có phạm nhân nào dám bỏ trốn khỏi nơi lưu đày. Sở dĩ tù nhân không dám làm liều, bỏ trốn khỏi nơi lưu đày được cho là vì một số lý do dưới đây. Đầu tiên là việc nếu tù nhân may mắn trốn thoát khỏi sự trông giữ của lính canh thì việc đến được nơi an toàn là điều vô cùng khó khăn.Nguyên do là bởi nơi lưu đày thường ở vùng biên cương xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Nếu phạm nhân bỏ trốn thì có thể chết đói, chết khát hoặc tử vong vì kiệt sức do không tìm được thức ăn hoặc bị dã thú tấn công, ăn thịt.Nếu bỏ trốn mà bị lính canh bắt lại được thì phạm nhân sẽ có thể bị phạt đòn nghiêm khắc. Điển hình là nhà Đường phạt phạm nhân bỏ trốn khỏi nơi lưu đày 1 ngày là 40 roi.Cứ như vậy, số roi tăng lên từng ngày mà phạm nhân bỏ trốn. Nếu bỏ trốn được 19 ngày rồi bị bắt lại thì phạm nhân sẽ bị đánh 100 gậy. Với số gậy này, phạm nhân thường bị thương năng, thậm chí mất mạng.Thêm nữa, nếu tù nhân trốn khỏi nơi lưu đày thì thông tin này sẽ nhanh chóng được gửi về triều đình. Khi ấy, gia đình của phạm nhân sẽ bị liên lụy và bị phạt nặng.Do vậy, phạm nhân không dám bỏ trốn vì không muốn liên lụy đến người thân trong gia đình. Họ chấp nhận hình phạt đi lưu hành. Một số người chờ đợi sẽ có thể được triều đình ân xá hoặc người nhà dùng tiền bạc, quan hệ để giúp họ thoát khỏi cuộc sống "địa ngục" ở chốn lưu đày.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, lưu đày là một trong những hình phạt đáng sợ nhất đối với phạm nhân phạm tội nghiêm trọng. Nguyên do là bởi phạm nhân thường bị lưu đày tới các vùng biên ải xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt.
Cuộc sống tại nơi lưu đày của tù nhân vô cùng khổ cực khi luôn ở trong tình trạng thiếu thốn thức ăn, đau ốm, bệnh tật hiếm khi được khám bệnh, điều trị, thậm chí bị lính canh đánh đập trong lúc lao động khổ sai.
Theo đó, không ít phạm nhân chết vì bệnh tật hay bị đánh đập dẫn đến tử vong. Việc tù nhân chết ở nơi lưu đày khá phổ biến và triều đình hiếm khi điều tra nguyên nhân cái chết của họ. Do vậy, phạm nhân bị kết án lưu đày đều biết có thể đoán trước được tương lai của mình sẽ phải trải qua những khổ cực, đau đớn tột cùng.
Thế nhưng, dù biết sẽ có cuộc sống khắc nghiệt như vậy nhưng hầu như không có phạm nhân nào dám bỏ trốn khỏi nơi lưu đày. Sở dĩ tù nhân không dám làm liều, bỏ trốn khỏi nơi lưu đày được cho là vì một số lý do dưới đây. Đầu tiên là việc nếu tù nhân may mắn trốn thoát khỏi sự trông giữ của lính canh thì việc đến được nơi an toàn là điều vô cùng khó khăn.
Nguyên do là bởi nơi lưu đày thường ở vùng biên cương xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Nếu phạm nhân bỏ trốn thì có thể chết đói, chết khát hoặc tử vong vì kiệt sức do không tìm được thức ăn hoặc bị dã thú tấn công, ăn thịt.
Nếu bỏ trốn mà bị lính canh bắt lại được thì phạm nhân sẽ có thể bị phạt đòn nghiêm khắc. Điển hình là nhà Đường phạt phạm nhân bỏ trốn khỏi nơi lưu đày 1 ngày là 40 roi.
Cứ như vậy, số roi tăng lên từng ngày mà phạm nhân bỏ trốn. Nếu bỏ trốn được 19 ngày rồi bị bắt lại thì phạm nhân sẽ bị đánh 100 gậy. Với số gậy này, phạm nhân thường bị thương năng, thậm chí mất mạng.
Thêm nữa, nếu tù nhân trốn khỏi nơi lưu đày thì thông tin này sẽ nhanh chóng được gửi về triều đình. Khi ấy, gia đình của phạm nhân sẽ bị liên lụy và bị phạt nặng.
Do vậy, phạm nhân không dám bỏ trốn vì không muốn liên lụy đến người thân trong gia đình. Họ chấp nhận hình phạt đi lưu hành. Một số người chờ đợi sẽ có thể được triều đình ân xá hoặc người nhà dùng tiền bạc, quan hệ để giúp họ thoát khỏi cuộc sống "địa ngục" ở chốn lưu đày.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.